Chùa Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Núi, Hàm Thuận Nam – Bình Thuận)

Chùa Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Núi, Hàm Thuận Nam – Bình Thuận)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu


Chùa Linh Sơn Trường Thọ thường gọi là chùa Núi, tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chùa nằm trong khu du lịch núi Tà Cú có diện tích hơn 250.000 m2, cạnh quốc lộ 1A, cách TP. Phan Thiết 30 km, cách TP. Hồ Chí Minh 170 km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Lịch sử


Chùa Linh Sơn Trường Thọ do Tổ Hữu Đức khai sơn vào cuối thế kỷ XIX. Nhiều tài liệu ngày nay cho biết năm ngài khai sơn là năm 1879. Tên tuổi của chùa đã nổi danh cùng với uy đức của Tổ. Thông Ân – Hữu Đức người huyện Sông Cầu, Phú Yên, sinh năm 1812 trong một gia đình quý tộc. Năm 17 tuổi, cha mẹ đều qua đời, ngài đã rời quê hương, dong thuyền vào Nam tầm sư học đạo. Ngài đã đến chùa Bửu Lâm (Phan Thiết) cầu xin thọ giới ngài Trí Chất, được thầy cho pháp danh Thông Ân, thuôc phái Thiền Lâm Tế. Sau khi bổn sư viên tịch, ngài đến xứ Bàu Trâm dựng chùa Kim Quang tu học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Ở đây, ngài đã mời Tổ Bảo Tạng về lập giới đàn truyền Cụ túc giới, đặt hiệu là Hữu Đức.

Sau khi thọ giới, ngài quyết chí tìm đến thâm sơn để tu hành, nên đã vượt suối băng rừng lên đến đỉnh núi Tà Cú ẩn tu trong một hang đá, nay gọi là hang Tổ. Tục truyền, ngài đã cảm hóa được một bạch hổ ở rừng. Năm Tự Đức thứ 33, ngài đã trì chú Chuẩn Đề và kê toa thuốc gửi sứ mang về triều chữa lành bệnh cho Hoàng Thái hậu Từ Dũ, nên vua Tự Đức ân tứ bốn chữ Linh Sơn Trường Thọ để tạ ơn ngài. Ngôi chùa từ đó được mang tên chùa Linh Sơn Trường Thọ. Ngài viên tịch vào ngày 5 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887), thọ 76 tuổi, 53 tăng lạp, tháp được xây cạnh chùa, gần tháp có mộ nhỏ của bạch hổ. Các vị đệ tử kế thừa là các ngài Tâm Tố, Tâm Hiền, Thanh Minh, Quảng Thành, Tường Vân, Ấn Tâm, Thục Thọ, Minh Nhật… 

Trong đợt trùng tu chùa Linh Sơn Trường Thọ vào năm 1963, chùa tôn trí phía sau ngôi chánh điện một pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn dài 49 m, cao 11m, do kiến trúc sư Trương Đình Ý thực hiện từ năm 1963 đến năm 1966. Pho tượng này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) xác lập kỷ lục là pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài nhất Việt Nam, và Trung tâm đã phối hợp với Báo Giác Ngộ TP. Hồ Chí Minh trao cúp kỷ lục vào ngày 02 – 01 – 2006.

Năm 1990, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khai đại giới đàn lấy tên Đại giới đàn Hữu Đức chính là cảm nhận ân đức của vị Tổ sư. Chùa được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Thuận tổ chức trọng thể lễ đặt đá khởi công đại trùng tu vào ngày 7 – 5 – 1993. Thượng tọa Thích Chơn Thành được cử làm Trưởng ban trùng tu. Trước chùa có bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) đứng trên đài sen, mỗi tượng cao khoảng 6m. Điện Phật được bài trí trang nghiêm với nhiều tượng thờ. Gian chính ở Phật điện tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, dưới đặt tượng Bồ tát Chuẩn Đề.

Kiến trúc


Mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho quần thể chùa Núi Tà Cú – một trong những điểm du lịch Phan Thiết nổi tiếng những cảnh đẹp vô cùng thơ mộng và hùng vĩ. Quần thể chùa Núi Tà Cú nhìn từ trên cao là một tổng thể kiến trúc độc đáo bao gồm: cổng Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, nhà thờ Tổ, tháp mộ,.. ẩn mình bên trong núi rừng Bình Thuận.

Bên cạnh đó, Chùa Núi Tà Cú hay Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn cao 11m và dài đến 49m, được đúc bằng bê tông cốt thép vào năm 1962 nhân đợt trùng tu của chùa. Bức tượng nằm ở sườn núi cách chùa 100m, đây được xem là pho tượng nằm ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á. Tượng được kỹ sư Trường Đình Ý điêu khắc vào năm 1962, hoàn thành sau gần 4 năm.

Cách tượng Phật Thích Ca khoảng 50m là hàng tượng Di Đà Tam Tôn đứng trên đài sen với tượng A Di Đà ở giữa, tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí ở hai bên. Không chỉ có những bức tượng đồ sộ tạo ấn tượng mạnh mẽ với bất cứ ai ghé đến, phong cảnh hữu tình quanh chùa cũng khiến bao người phải bồi hồi. Dù bạn đi Phan Thiết vào mùa nào, tháng mấy thì bạn cũng sẽ chiêm ngưỡng được khung cảnh kì vỹ của nơi đây. Phía dưới chân tượng Phật nằm là những bãi đá, các cây thuốc như ngũ gia bì, chuối đá,… tranh nhau mọc chen chúc trong từng kẽ lá

Lễ hội và giá trị


Hằng năm vào bất cứ thời điểm nào, nhất là dịp xuân sang, hàng vạn người từ khấp nơi kéo đến chùa Núi viếng Phật, thưởng ngoạn cảnh non nước thiên nhiên.

Chùa Núi cùng với những cánh rừng bảo tồn thiên nhiên lân cận đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia theo quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.

Tham khảo


  • https://hanhtrinhtamlinh.com/chua-nui-ta-cu-linh-son-truong-tho/
  • http://chuaviettoancau.com/chua-mien-trung/chua-linh-son-truong-tho-linh-son-truong-tho-binh-thuan-560.html
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)