Chùa Phước Long (Cái Răng – Cần Thơ)

Chùa Phước Long (Cái Răng – Cần Thơ)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Phước Long thuộc hệ phái Bắc tông, tọa lạc tại khu vực thị trấn, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Là một ngôi chùa có quy mô to lớn khá khang trang, nằm trên khuôn viên đất rộng 1553m2, diện tích xây dựng và sử dụng gần 2000m2, cổng chính quay về hướng Tây Tây Nam, Chùa nằm giữa trung tâm quận Cái Răng, trên trục quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ – Sóc Trăng, do Ni sư Thích Nữ Như Tâm làm trụ trì. Hiện nay, Chùa còn là nơi đặt văn phòng Ban đại dện Phật giáo quận Cái Răng. Chùa tọa lạc: số 70, Quốc lộ 1A, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

Lịch sử

Theo lời kể của Ni sư trụ trì : Ngày trước, vùng này còn rừng rậm hẻo lánh và có rất nhiều thú rừng như cọp, beo, heo rừng, cá sấu… truyền miệng rằng, ở đây có một ông Hổ (cọp) rất to và rất hung dữ, thường xuyên rình rập bắt trâu bò và giết cả người. Để trừ hậu họa, ông Cai (chức danh Cai làng) – tên Lê Đình Tuấn là người võ nghệ cao cường, một mình Ông đứng ra dụ Hổ và đánh với Hổ suốt buổi mới hạ được nó. Tuy nhiên, sau đó Ông cũng bị tử thương. Câu chuyện được thêu dệt trở thành thần thoại hóa đời này sang đời khác. Để ghi nhớ sự kiện giết Hổ (truyền miệng là Thần Hổ), bà con ở đây lập một ngôi Miếu thờ vào năm 1910 – có tên gọi là “Miếu Ông Hổ”.

Năm Canh Thân –1920, Hòa thượng Thích Huyền Khải là người khai sơn tạo dựng lại ngôi miếu trở thành ngôi Chùa Phật. Tu theo hệ phái Phật giáo cổ truyền. Chùa được xây dựng bằng tường gạch, mái lợp ngói, nền lót gạch tàu có diện tích gần 300m2, lấy tên là “Phước Long Tự”. Hòa thượng Huyền Khải trụ trì chùa đến ngày 25 tháng chạp năm 1945 viên tịch, do bị giặc Pháp giết. Về tiểu sử Hòa thượng Thích Huyền Khải không còn tư liệu nào để lại. Chỉ được kể rằng Hòa thượng, người ở Cái Răng có thời gian sang Campuchia tu đạo. Khi trở về Việt Nam – Cái Răng, là người có công khai lập và trụ trì chùa trong thời gian gần 25 năm. (Trong cuốn lịch sử Đảng bộ thị trấn Cái Răng 1930-1975 – ghi nhận “… thực dân Pháp đánh chiếm Cái Răng vào ngày 01/11/1945 nhằm ngày 27 tháng chín âm lịch. Chúng lập tiền đồn để bảo vệ phía Nam cửa ngõ Cần Thơ…”). Như vậy, khi chiếm đóng Cái Răng gần 3 tháng thì chúng đã giết chết Hòa thượng Thích Huyền Khải. Sau khi Hòa thượng Huyền Khải viên tịch – Hòa thượng Thích Trí Đạt đến trụ trì chùa cho đến ngày 24 tháng 5 năm 1981 mới viên tịch. Hòa thượng Thích trí Đạt là người có công lớn trong việc trùng tu, mở rộng chùa, xây thêm nhà Hậu tổ vào năm 1960, xây phòng chẩn trị bệnh Đông y năm 1970 (phòng này hiện nay là phòng khách của chùa). Sau khi Hòa thượng Trí Đạt viên mãn. Đại đức Thích Nhựt Lang thay thế trụ trì đến năm 1987 – chuyển đi tu nơi khác. Chùa được các cư sĩ Phật tử trông coi nhang khói trong thời gian 2 năm.  Ngày 29 tháng 9 năm 1989, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hậu Giang (cũ) mới quyết định bổ nhiệm  Đại đức Thích Thiện Thông làm  Chánh đại diện Phật giáo huyện Châu Thành làm trụ trì. Sau đó đến năm 2003, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Cần Thơ có quyết định bổ nhiệm Ni sư Thích Nữ Như Tâm làm trụ trì chùa thay Đại đức Thích Thiện Thông.

Ni sư Thích Nữ Như Tâm – thế danh Lê Diệu Tâm, sinh năm Đinh Dậu – 1957, Ni sư xuất gia năm 1970 khi mới mười ba tuổi, tu học tại Chùa Long An, khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Sau đó, theo Y chỉ Ni sư Trí Phát và tu học tại chùa Từ Hạnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm. Năm 1981 mới trở về tu tại chùa Long An. Năm 1984 được phân làm Thư ký văn phòng Ban đại diện Phật giáo Huyện Châu Thành đặt tại chùa Phước Long. Năm 1989, Ni sư Như Tâm được phân công phụ trách thường trực Văn phòng Ban đại diện huyện và trực tiếp trông coi chùa. Năm 2003, được chính thức bổ nhiệm giữ chức trụ trì chùa Phước Long cho đến ngày nay. Từ khi được giao nhiệm vụ trông coi chùa. Năm 1994, Ni sư Như Tâm cho tiến hành đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tác lộ thiên cao 5,5 mét (thân tượng 4 mét, đặt trên bục tòa sen 1,5 mét) phía trước dãy nhà Tây lang của chùa. Năm 2000, tiến hành trùng tu, xây dựng  mở rộng chánh điện ra hơn 400m2 và xây thêm nhà thờ cốt 3 tầng trên diện tích hơn 30m2. Đặc biệt vào năm 2002, để đáp ứng nhu cầu tu học của bà con phật tử, chùa cất thêm nhà giảng đường một trệch, một lầu xây kiên cố có diện tích sử dụng gần 400m2 tại khu vực Tây lang. Kinh phí xây lên trên 500 triệu đồng. Tại nơi đây chùa đã mở nhiều khóa An cư Triết hạ cho Ni cô trong thành phố Cần Thơ về dự học và hằng tháng đều có mở lớp giáo lý dành cho phật tử. Năm 2008, cất thêm ni xá tại khu vực Đông lang dùng cho ni chúng tu học, xây kiên cố một trệch, một lầu, diện tích sử dụng hơn 400m2 và xây thêm Văn phòng Ban đại diện Phật giáo quận nằm phía bên trái cổng chùa. Tổng kinh phí xây đợt này hơn 1,2 tỷ đồng.

Kiến trúc

Chùa Phước Long có kiến trúc hiện đại và mới vì vừa trùng tu chánh điện với 3 tầng lầu. Diện tích hơn 1500m2. Màu sắc chủ đạo là trắng, nâu và vàng. Cổng chùa Phước Long là cổng tam quan. Ở cổng chính có đề 3 chữ lớn PHƯỚC LONG TỰ, ở trên là hàng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM. Cổng trái đề chữ TỪ BI, cổng phải đề chữ TRÍ TUỆ. 4 cột chính đề 4 câu đối. Cổng có mái ngói, phía trên đỉnh là điêu khắc hình tượng bánh xe pháp luân. Cổng chính đa phần luôn đóng, muốn vào bên trong bạn phải đi cổng phụ bên trái từ ngoài nhìn vào.

Từ bên trong nhìn ra cổng các chữ Hán Việt đều được viết bằng chữ Hán.Bên trái bạn sẽ thấy miếu nhỏ thờ Ngũ Hành Nương Nươngthổ địa. Một số hòn non bộ và các tượng nhỏ cũng được đặt tại đây.  Đi thẳng vào là nơi đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cầm bình cam lộ. Tượng cao bằng người thật, đặt trên 1 bục lớn cao khoảng 1,5m. Ở phía trước là chú Đại Bi. Xung quanh khá nhiều chậu cây kiểng.

Chánh điện đặt trên bậc thềm cao khoảng 2m. Bạn cần đi bộ lên các bậc thang để lên đến tầng đầu tiên. Tầng trệt là nơi thờ Phật A Di Đà. Bàn thờ đặt trên bục nhị cấp. Cấp đầu đặt 3 tượng Phật lớn ngồi trên đài sen. Cấp 2 đặt hoa quả, nhang đèn khi cúng. Phía trước lối ra vào 2 bên hành lang là 1 chuông và 1 trống. 

Tầng lầu 1 có bàn thờ lớn với 1 tượng gỗ lớn A Di Đà Phật. Phía sau là nhiều tượng Phật nhỏ khoảng 20cm mạ vàng đặt trong lồng kính. Trên trần nhà cũng đặt nhiều tượng nhỏ để trang trí. Gần ngay cổng vào là 2 bức tranh gỗ nổi 2 vị hộ pháp. Phía sau là điện thờ Tổ Sư. Bên trái điện thờ đặt các bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Giám Trai, Quan Công,… Bên phải đặt 4 bức tượng lớn là 2 vị Bồ Tát và 2 vị hộ pháp Tiêu Diện và Vi Đà. Ở giữa là một bàn thờ với 1 bài vị lớn chữ Hán. Bên dưới có nhiều bài vị nhỏ màu đỏ, khắc chữ vàng tiếng Hán, hình rồng lên trên. Trên đó cũng đặt nhiều hình của nhiều vị trụ trì trước đây.

__________________________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Phuoc Long Pagoda, affiliated with the Northern sect, is located in Can Tho, covering a large area of 1553m2. Established in 1910, the pagoda has a rich history with various renovation phases. Currently, Venerable Thich Nu Nhu Tam serves as the abbess and manages the office of the Buddhist Representative Board in Cai Rang District. The modern architecture of the pagoda is notable, featuring a triple gate and a lotus-shaped tower. The main hall houses an altar for worshiping Buddha Amitabha on the ground floor and Buddha Amitabha on the first floor, along with various small Buddha statues. The pagoda also includes a lecture hall, a monastery, and the office of the Buddhist Representative Board. Venerable Thich Nu Nhu Tam, who has been the abbess since 2003, has contributed to numerous renovations and developments of the pagoda.

Tiếng Trung (Chinese)

Phuoc Long Pagoda,属于北宗教派,位于芹苴,占地1553平方米。建于1910年,寺庙有着丰富的历史,经历了多个整修阶段。目前,Thích Nữ Như Tâm尊者是住持,同时管理Cái Răng区佛教代表委员会办公室。寺庙的现代建筑以三门和莲花形塔为特色。主殿设有地下室供奉阿弥陀佛,一楼供奉阿弥陀佛和各种小佛像。寺庙还包括一个讲堂、一座寺院和佛教代表委员会办公室。Thích Nữ Như Tâm尊者,自2003年以来一直是住持,为寺庙的多次整修和发展做出了贡献。

Tiếng Pháp (French)

La pagode Phuoc Long, affiliée à la secte du Nord, est située à Can Tho, couvrant une grande superficie de 1553m2. Établie en 1910, la pagode a une histoire riche avec différentes phases de rénovation. Actuellement, Vénérable Thich Nu Nhu Tam est l’abbesse et gère le bureau du Conseil des représentants bouddhistes du district de Cai Rang. L’architecture moderne de la pagode est remarquable, avec une triple porte et une tour en forme de lotus. La salle principale abrite un autel pour vénérer le Bouddha Amitabha au rez-de-chaussée et le Bouddha Amitabha au premier étage, ainsi que diverses petites statues de Bouddha. La pagode comprend également une salle de conférence, un monastère et le bureau du Conseil des représentants bouddhistes. Vénérable Thich Nu Nhu Tam, qui est l’abbesse depuis 2003, a contribué à

5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)