Chùa Hiệp Minh ( Đàn Tiên Cái Khế, Ninh Kiều – Cần Thơ)

Chùa Hiệp Minh ( Đàn Tiên Cái Khế, Ninh Kiều – Cần Thơ)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Hiệp Minh Cần Thơ hay còn gọi Đàn Tiên Cái Khế là ngôi chùa khá đặc biệt khi có đàn cầu Tiên Phật. Nơi đây từ cổng vào bạn đã thấy cột phướn cao vút khắc hình rồng. Lịch sử 100 năm của ngôi chùa mang nhiều truyền thuyết thú vị. Chùa có sân vườn nhỏ với nhiều cây xanh và bonsai. Chùa tọa lạc tại 97 Huỳnh Thúc Kháng, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ. Chùa Hiệp Minh nằm khá gần chùa Quang Xuân, đối diện với chùa Thiên Quang. Nó nằm ngay mặt tiền ven con rạch gần cầu Nhị Kiều. Chùa cũng nằm khá gần trung tâm thành phố Cần Thơ.

Bối cảnh lịch sử

Đầu thế kỷ XX, tại miền Tây Nam Bộ xuất hiện phái Minh Sư (tức Minh Sư Đại Đạo) tựa phái Thiếu Lâm ở Trung Quốc. Tại làng Bình Thủy (Cần Thơ) có ngôi chùa Minh Sư hay Đức Tế Phật đường tức chùa Nam Nhã – chùa này do Lão Thái Nguyễn Giác Duyên lập nên. Chùa rất nổi tiếng về vẻ đẹp và kiến trúc bề thế, vững chãi mà hài hòa với thiên nhiên .Tại nơi đây, vị trụ trì bấy giờ là Pháp sư Kinh thường tập hợp một số thân hào nhân sĩ trí thức hay chữ cùng có thú vị thanh tao: đánh cờ, uống rượu, ngâm thơ, xướng họa và nhất là thỉnh tiên – Nội dung việc lập đàn cầu cơ thỉnh tiên chủ yếu là dạy đạo, cho thuốc chữa bệnh. Khi thỉnh cơ thường có một vị thần gốc địa phương lúc sanh tiền làm chức Bồi Bái, thường giáng đàn cho thơ và lời khuyến thiện , xưng tên là Đinh Công Chánh. Tại long Xuyên, cũng có gia quyến người con rễ ông Phạm Ngọc Ngưu (người sáng lập Đàn Tiên Quang Xuân sau này) là ông Từ Thiên Phước (thế danh là Ủng) cũng tìm hiểu học hỏi và tổ chức đàn cơ như thế tại nhà. Nổi bật trong các vị Trích Tiên, giáng đàn có ông cử Dương Bá Trạc, một sĩ phu yêu nước. Ông Phạm Ngưu thường hay lui tới các nơi tổ chức thỉnh tiên tại Bình Thủy và Long Xuyên cốt để tìm hiểu về đàn cơ và nhất là xin thuốc chữa bệnh nan y cho người nhà. Cũng chính từ đó, nhu cầu xin thuốc chữa bệnh của người dân nói chung trở nên vô cùng bức thiết khi mà trình độ dân trí còn kém cỏi, phương tiện y tế vệ sinh vô cùng thiếu thốn. Chẳng những thế, tại ven rạch Cái Khế và các vùng phụ cận tuy là gần thị xã Cần Thơ nhưng phương tiện giao thông vô cùng trắc trở (kênh mương chằng chịt, đường đất hoang vu), thiếu tiện nghi ánh sáng,… Người xưa kể lại cảnh tượng hải hùng trong một đêm hỏang loạn vì bệnh dịch tả, người dân phải tất tả chạy đuốc đánh mỏ cầu cứu liên hồi, để cầu cứu thuốc thang chữa bệnh và sáng ra có đến hàng chục người chết. Người ta đành quy ngưỡng cõi vô hình, hướng tâm linh để cầu vọng các đấng thiêng liêng ban phước lành cho mọi người. Đó phải chăng là  Đức Tin, là điểm tựa tinh thần , mà người dân cần có để sống ! Là một người dân thức thời cuộc sống trong hiện trạng xã hội như thế, ông Phạm Ngọc Ngưu quyết định xây dựng một ngôi chùa của riêng mình để cho bà con dòng họ và người dân quanh vùng có nơi tu hành và nhất là xin thuốc chữa bệnh.Xin nói thêm, trước đây tại thị xã Cần Thơ chỉ có hai chùa Phật đơn thuần là chùa Thới Long của gia đình ông giáo Lâm Văn Phận (tức Thầy Phận) sáng lập gần cầu Đôi Mới (đường Hùng Vương hiện nay) và hai là chùa Cây Bàng (trong khu chợ Cả Đài)

Sự ra đời của chùa

Sự ra đời đúng lúc của chùa Quang Xuân  thu hút phần đông bà con dòng họ ông Phạm Ngọc Ngưu nhất là bà con bên vợ và chính là gánh họ Phan Thông. Con cháu đạo hữu đều nhập chúng từ chùa Quang Xuân và là đệ tử Quang Xuân. Tuy nhiên, trong số các bậc tiền bối họ Phan (bên vợ ông Phạm Ngọc Ngưu) chỉ còn mỗi ông Phan Thông Lý tức ông Cả Lý (cùng ngụ tại ven bờ rạch Cái Khế, làng Thới Bình) dù là đạo hữu trên nguyên tắc , nhưng ông không “sốt sắng” lắm trong việc hoà nhập với Quang Xuân. Có lẽ, một phần do sự dung rũi mà cũng chính là cơ duyên do Ơn Trên sắp đặt nên xui khiến ông Cả Lý tỉnh mộng và “nhập cuộc”  với Tiên Đàn. Nhà ông bà Cả Lý có người con út và là quý tử tên là Phan Thông Sung (chín Sung) mắc bệnh trầm trọng đến á khẩu, cứng hàm hết phương cứu chữa cho dù gia đình đã chạy thày, chạy thuốc khắp nơi!. Trong hòan cảnh vô vọng đó , có người láng giềng và là đạo hữu đến mách bảo với ông bà Cả Lý nên đến chùa Quang Xuân cầu đàn xin thuốc chữa bệnh cho con. Như chợt tỉnh ngộ, ông bà Cả Lý vội đến chùa Quang Xuân xin sám hối và đề nghị tổ chức đàn cơ kết hợp xin thuốc – Và, Phật trời đã không phụ lòng thành của Đạo hữu và chúng sanh. Thuốc Phật cho đã cứu độ ông Chín Sung dần khỏi bệnh. Tạ ơn Phật Trời, ông Cả Lý khấn nguyện sám hối đi chùa và hiến dâng một số đất 6.000m2 để cất thêm một ngôi chùa mới cho chính dòng họ mình. Phần đất này về mặt hậu giáp ranh chùa Quang Xuân (chỉ cách con mương chưa đầy 3m). Nhưng về mặt tiền đường Huỳnh Thúc Kháng cách nhau 200m. Vào giữa năm Tân Hợi (1911) chùa Chánh Minh chính thức được thành lập đơn sơ bằng cây ván, lợp lá, sàn gỗ cao 2m có thang lên xuống (nay là chùa Hiệp Minh)  Đây là kiểng tạm của Đàn Tiên Chánh Minh thuở ban đầu để có nơi thờ phượng và thỉnh Tiên. Đến ngày 25 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, đàn cơ đầu tiên được tổ chức với sự tham dự của toàn đạo hữu chùa Quang Xuân bấy giờ từ Pháp sư, đến đồng tử, điển ký, hộ đàn,… vì bà con đạo hữu hiện giờ đều nhập chúng (nhập môn) tại chùa Quang Xuân (kể cả ông bà Cả Lý). Thần cơ gíang đàn trong bài thơ xưng danh gồm có hai vị : một là Từ Đạo Hạnh pháp hiệu Từ Đại Công Vương Bồ Tát, hai là Nguyễn Giác Hải , pháp hiệu Nguyễn Đại Công Vương Bồ Tát. Thần cơ dạy đạo tu theo Tam Giáo (Nho – Thích – Lão). Dần sau này hai vị Bồ Tát gíang đàn dạy chuyển qua đọc kinh Phật ngoại trừ kinh đặc trưng của chùa Quang Minh (Quang Xuân-Chánh Minh) là kinh Tiên Đàn và một số nghi thức phúng tụng đặc biệt khác (như phụng tửu, phụng xôi chè , vv,…) Kinh sách chữ nho do ông Phan Thông Ngạn (pháp danh Hoa Linh) thỉnh ở chùa Phi Lai, Châu Đốc , sau này ông Phan thông Ý (Chơn Từ) và ông Hoa Linh dịch thành Quốc ngữ. Diễn tiến hoạt động song hành cùng phái Tiên Đàn của hai chùa Quang Xuân và Chánh Minh thật gắn bó mật thiết với nhau. Tại tất cả lễ vía, đạo hữu hành lễ bên Quang Xuân trước rồi mới trở qua Chánh Minh. Đến năm 1916 thì chùa Chánh Minh được xây dựng chính thức trên nền tảng mới tại phần đất hiến của ông Cả Lý (đơn xin phép xây Đàn và xin phép cúng đề ngày 8 tháng 8 nằm 1916 bởi quan chức Tổng Định Bảo và tỉnh Cần Thơ thông qua hội đồng hương chức làng Thới Bình. Có nói rõ ở phần chú thích) . Ông Cả Lý tự viết đơn ký tên và được chấp thuận. Chùa Chánh Minh sau này được đổi tên là Hiệp Minh. Chùa được tái thiết năm 1932 bằng vật liệu nặng và được tôn tạo vào các năm 1942, 2003, 2009…

Kiến trúc

Chùa Hiệp Minh có kiến trúc khá khuôn mẫu với đặc trưng giống với nhiều chùa cùng thời. Tuy vậy điều đặc biệt ở chùa là đàn tiên, cột phướn lạ lẫm giữa các chùa Phật giáo khác tại Cần Thơ. Đầu tiên là cổng tam quan được trùng tu vào năm 2009, tuy vậy vẫn giữ phần cổng sắt từ thời ban đầu bên trong. Tường được xây lại và khắc những hoa văn Phật giáo lên. Trên bảng hiệu ghi CHÙA HIỆP MINH. Ở bên dưới ghi tên gọi khác với dòng chữ ĐÀN TIÊN CÁI KHẾ và năm thành lập là TÂN HỢI 1911. Ở trên ghi dòng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Tuy là đàn cầu tiên nhưng vẫn nằm dưới sự quản lý của giáo hội). Trên mái cổng là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Ở giữa là bánh xe Pháp Luân thay thế cho viên châu. Mỗi cột đều có câu đối với nền đỏ chữ mạ vàng. Tổng cộng có 4 câu đối trên tam quan. Bên trái cổng phụ khắc chữ TỪ BI, bên phải khắc chữ TRÍ TUỆ.

Vừa bước vào là cây cột phướn cao chót vót khoảng 25m. Lịch sử cây cột phướn này cũng khá lâu đời. Nó được ông đốc công Trần Quang Ân hiến cúng. Phía trên cùng khắc 1 hình rồng và treo 1 cây cờ chữ hán. Cột có hệ thống dây cáp và ròng rọc dùng để kéo cờ lên xuống.  Bước vào một đoạn bạn sẽ thấy bên phải có khu vực để bức điêu khắc bằng gỗ gụ hình tứ linh. Đây là công trình được khắc từ năm 2016, gỗ được chở từ Phú Quốc sang, còn thợ điêu khắc được mời từ Nam Định về khắc hơn 3 tháng. Tiền công điêu khắc trả cho thợ ước tính lên đến 52 triệu đồng. Gốc cây điêu khắc được kể lại là lên đến 500 triệu đồng (Được người nhà kể lại, nhưng mình vẫn chưa có căn cứ xác minh). 

Trên công trình còn có tượng Phật Di Lặc bằng gỗ Trắc Bá Diệp trên 500 năm (Gần gấp 5 lần lịch sử ngôi chùa, tuy vậy tác giả bài viết này chỉ nghe kể lại và chưa xác minh được). Tiệp tục đi vào bạn sẽ thấy trước khuôn viên có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Bồ Tát cao khoảng 2,5m đặt trên một vòm tròn. Bên trái là một bia khắc chú Đại Bi, bên phải là một bia khắc kinh Cứu Khổ. Dưới tượng có đề một bài thơ. 

Nơi đây vùng Tĩnh Lặng,
Nên thơ một góc Thiền.
Thân ai còn xa vắng!
Xin trở lại Đàn Tiên.

Phía sau tượng Phật Quan Âm là Hậu Liêu – Một nơi dùng để tổ chức các lễ cúng, đón khách viếng thăm. Đi theo lối coi đường nhỏ bên trái nhà thờ Hậu Liêu là sân Tiên trưởng. Sân Tiên trưởng có một vườn thiền, phía sau là nhiều tháp cốt. Ở giữa sân là một bàn tiên trưởng, phía sau là Chánh Điện. Tháng 6 năm 2017 sân Tiên trưởng đã được tôn tạo lại do gia đình bà Phan Thị Thiều hiếu cúng. 

Sân Tiên trưởng trồng nhiều cây xanh và quý hiếm để cầu Thiên Phật: quýt vàng, tùng, khế, liễu, sộp,… Đặc biệt với những hòn bonsai kiểng khá tuyệt vời bao bọc xung quanh bàn tiên. Bàn Tiên bao gồm 2 bộ bàn và 4 ghế đúc bằng xi măng. Bên ngoài sơn lớp sơn vàng, mặt bàn và ghế được lót lớp gạch men bên trên. Trên bàn đặt 1 lư hương và 1 lọ hoa.Bàn Tiên đặt trên bục cách mặt đất hơn nửa mét (Tránh ngập nước và tôn vẻ cao quý). Xung quanh đều giăng dây treo cờ Phật giáo. Gần bàn Tiên có đặt một hòn non bộ lớn. Ở giữa có đặt một tượng Phật Đà nhỏ. Phía đối diện bàn tiên và Chánh điện là một bàn thờ nhỏ đặt sắc bài vị, ở trên đề 1 hàng chữ Hán. Đi bọc ra phía sau Chánh điện là góc thiền với vườn cây và nhiều chậu bonsai khác nhau. Ở sau góc thiền cũng có một vài tháp cốt lớn nhỏ khác nhau. Phía trước tháp cốt có đặt 1 tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát xây dựng từ năm 1995. Ở góc vườn sau cũng có vài cây bonsai lớn như ở trước Chánh điện. Trên đó cũng đặt những bức tượng Phật và Bồ Tát tương tự vậy. 

Chánh điện có lối kiến trúc khuôn mẫu như chùa Nam Nhã hay Nhà cổ Bình Thủy. Nên được xây cao khoảng nửa mét so với mặt đất, lối đi lên là 2 cầu thang 2 bên. Ở giữa có hòn non bộ lớn che chắn ánh nhìn thẳng vào chùa. Mái Chánh điện được lớp gạch men tàu. Khung dưới điêu khắc hình tượng hoa sen. Trên nóc mái là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Ngọc châu ở giữa là hình tượng bánh xe Pháp Luân nhà Phật. Ở phần chóp mái đều có điêu khắc hình rồng. Chánh điện có 7 cửa gỗ khác nhau: 3 cửa ra vào và 4 cửa sổ. Ở giữa chánh điện có một tấm bảng hiệu lớn màu đỏ chữ vàng (Đã phai màu).Phía trên chánh điện (hướng Tây) được thiết kế các nghi thờ: bàn 1 thờ Phật Thích Ca, bàn 2 thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, bàn 3 thờ Thập Điện Minh Vương, bàn 4 thờ Quan Thánh Đế Quân, bàn số 6 thờ chư Tiên, riêng bàn số 5 thờ Thánh Mẫu (được bố trí nghi thờ tại hậu liêu). Quay lại phiá dưới (hướng Đông) là bàn số 7 thờ Dược Sư, bàn số 8 thờ Công Đồng Thiên Sứ, và số 9 ở giữa thờ Tổ sư là hai vị Từ Đạo Hạnh tức Việt Nam Từ Đại Công Vương Bồ Tát và Nguyễn Giác Hải tức Việt Nam Nguyễn Đại Công Vương Bồ Tát (hai vị Bồ Tát đã giáng đàn dạy đạo ngay từ Đàn cơ đầu tiên tại  hai chùa Quang Minh. Bàn số 12 thờ các bậc Tiền Vãng Quang Minh được sắc phong. Riêng nghi số 10 thờ Sứ Giả Tịnh Đàn đặt tại phía sau ngòai hậu liêu. Nghi số 11 thờ Sơn Thần Thổ Điạ tại hai Hòn non trước và sau chánh điện.

_________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Hiệp Minh Pagoda in Can Tho, also known as the Fairy Temple in Cai Khe, is a unique temple with a tradition of praying to the Deity Buddha. This temple has a history of over 100 years, located at 97 Huynh Thuc Khang, An Phu, Ninh Kieu, Can Tho. The pagoda is famous for its soaring dragon-shaped pillars and a small garden with various green trees and bonsai. Its history is intertwined with the Minh Su sect and the Nam Nha Pagoda in Binh Thuy. The establishment of Quang Xuan Pagoda, later renamed to Hiep Minh, is linked to seeking medical treatment and requesting medicine. It also originates from the intention of Professor Pham Ngoc Nguu to build a place for meditation and spreading teachings. The temple’s architecture adheres to a typical model, featuring a triple gate, soaring pillars, and the Main Hall. Particularly, the pagoda stands out with the Fairy Altar and intricately carved statues in gụ wood depicting the Four Supernatural Creatures, as well as a Di Lac Buddha statue made from Trac Ba Diep wood. The pagoda is adorned with various bonsai trees and a small meditation garden.

Tiếng Trung (Chinese)

在嘉年华市的Hiệp Minh Pagoda,又称Cai Khe的仙子庙,是一座独特的寺庙,传统上祈祷神佛。这座寺庙已有100多年的历史,位于康途省宁吉乌县的An Phu,Huynh Thuc Khang街97号。该寺庙以高耸的龙柱和一个种满各种绿树和盆景的小花园而闻名。它的历史与明素教派和Binh Thuy的南雅寺紧密相连。Quang Xuan Pagoda的建立,后来改名为Hiep Minh,与寻求治疗和请求药物的传统有关。它还源于Pham Ngoc Nguu教授建立冥想场所和传播教义的意愿。寺庙的建筑遵循一个典型的模型,包括三门、高耸的柱子和大殿。特别是,寺庙以仙子祭坛和雕刻精美的木雕四灵,以及由Trac Ba Diep木制成的Di Lac佛像而脱颖而出。寺庙点缀着各种盆景树和一个小禅修花园。

Tiếng Pháp (French)

La pagode Hiệp Minh à Can Tho, également connue sous le nom de temple des fées à Cai Khe, est un temple unique avec une tradition de prière au Bouddha Deité. Cette pagode a une histoire de plus de 100 ans, située au 97 Huynh Thuc Khang, An Phu, Ninh Kieu, Can Tho. Le temple est célèbre pour ses piliers en forme de dragon qui s’élèvent et son petit jardin avec divers arbres verts et des bonsaïs. Son histoire est liée à la secte Minh Su et au temple Nam Nha à Binh Thuy. La fondation du temple Quang Xuan, plus tard renommé Hiep Minh, est liée à la recherche de traitement médical et à la demande de médicaments. Elle provient également de l’intention du professeur Pham Ngoc Nguu de construire un lieu de méditation et de diffusion des enseignements. L’architecture du temple suit un modèle typique, avec une triple porte, des piliers imposants et la Salle Principale. Particulièrement, la pagode se distingue par l’autel des fées et des statues en bois de gụ sculptées représentant les Quatre Créatures Surnaturelles, ainsi qu’une statue de Bouddha Di Lac en bois de Trac Ba Diep. Le temple est orné de divers arbres bonsaï et d’un petit jardin de méditation.

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)