Chùa Vũ Thạch (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Chùa Vũ Thạch (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Vũ Thạch nằm trong con ngõ cạnh đình Vũ Thạch có địa chỉ ở 13B phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đình, đền và chùa Vũ Thạch đã may mắn thoát khỏi sự phá huỷ vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 khi thực dân cho dỡ bỏ làng cũ để xây nhiều công sở và phố Tây. Thời Pháp thuộc, cụm di tích đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần qua các năm: Tự Đức thứ 35 (1882), Thành Thái thứ 3 (1891) và Khải Định thứ 9 (1924). 

Chùa Vũ Thạch gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa và ông giáo làng Vũ Thạch là Nguyễn Huy Đức (1824 – 1898) nổi tiếng phẩm hạnh, đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Thăng Long.

Lược sử

Chùa Vũ Thạch khởi dựng từ thời nhà Lý, xưa vốn ở bên hồ Tả Vọng là một phần của Hồ Hoàn Kiếm sau này bị lấp. Văn bia trùng tu vào năm Tự Đức thứ 10 cho biết chùa có tên chữ Hán là Quang Minh Tự. Chùa được dân quen gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa của ông giáo Nguyễn Huy Đức (1824 – 1898) nổi tiếng phẩm hạnh, từng đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Hà thành.

Văn bia trong chùa cho biết trải qua mấy trăm năm chùa đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên không tả rõ hình dáng thay đổi thế nào. Cuối thế kỷ 19 cổng tam quan cũ của chùa bị phá khi thực dân Pháp mở rộng các tuyến phố Hàng Bài, Tràng Tiền cùng với việc lấp mọi ao hồ từ phố Hàng Khay trở xuống phía Hàng Chuối. Sang thế kỷ 20 làng Vũ Thạch đã hoàn toàn đô thị hóa; chỉ còn một lối vào chùa từ phố Bà Triệu và đất chùa bị lấn chiếm dần.

Chùa Vũ Thạch có một vị sư Tổ nổi tiếng từng được tấn phong Pháp chủ Bắc kỳ là Thích Thanh Tường (1858 – 1936), thế danh Đinh Xuân Lạc. Một vị nữa là Ni trưởng Thích Đàm Thuận (1930 – 2001), thế danh Tiết Thị Kim, người Nam Định. Ni sư hồi nhỏ tu ở chùa Cầu (Bắc Giang) thuộc sơn môn Vĩnh Nghiêm. Năm 1945 về Hà Nội tu tập tại các chùa Vân Hồ, Bà Đá. Năm 1957 trụ trì chùa Vũ Thạch. Năm 1995 chùa đã được Ni sư hưng công đại tu và định hình cho đến bây giờ.

Kiến trúc

Kiến trúc không gian của chùa Vũ Thạch có điểm đặc biệt mang đậm dấu ấn của thành phố với những con đường nhỏ, ngõ 13b Bà Triệu vào sâu chỉ mấy chục bước, du khách đi qua cổng chùa sẽ thấy một sân hậu nhỏ nền thấp, bên trái là mặt sau của tầng một ở dưới chùa chính, còn bên phải là mặt tiền của nhà Tổ ở dưới điện Mẫu. Nhà Tổ cũng hơi thấp, bao gồm 3 gian 2 dĩ, gian giữa đặt ban thờ tượng các vị sư qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch, hai gian bên dùng để tiếp khách.

Phía sau chùa là đền thờ Thánh, đúng kiểu kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”, bên trong thờ Mẫu Liễu Hạnh và các Mẫu khác của tín ngưỡng dân gian. Du khách lên bái Mẫu theo cầu thang chính nằm ở cuối sân hậu, bên cạnh một ngôi tháp. Lối đó đi qua phía lưng hậu cung thờ Phật và những bậc thang tiếp theo đưa khách lên cao rồi rẽ trái theo hành lang ăn thông đến điện thờ Mẫu. Nơi đây có tòa tiền tế và thượng điện nối nhau thành hình chuôi vồ. Gian giữa: trên là Tam Tòa Thánh Mẫu, dưới là Ngũ vị quan ông. Hai bên có: Ban Sơn Trang thờ Mẫu Thượng Ngàn, Ban Trần Triều thờ Hưng Đạo đại vương, Ban thờ Tổ Đạt Ma…

Tầng một của tòa nhà bên trái cổng chùa là một căn phòng rất rộng, thường dùng để hội họp và tổ chức tiệc chay. Nền và trần đều thấp, lại có nhiều cột chống. Đi qua tầng này du khách sẽ bước ra sân trước của ngôi chùa cũ nối với vườn cây đã bị thu hẹp. Bên trái sân là ngôi tháp mộ cổ, bên phải là bậc thềm rộng dẫn lên chùa chính. Tại đây tòa tiền đường kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ.

Tại chính điện của chùa Vũ Thạch, các pho tượng Phật giáo được thiết đặt đầy đủ theo hệ phái Bắc tông. Ngoài những tấm bia, tháp mộ và hệ thống chuông, tượng treo dựng trong chùa, các ban thờ đều được trang trí với những cửa võng sơn son thiếp vàng, chạm khắc cầu kỳ và bày kèm những đồ tế khí được chế tác tinh xảo.

Giá trị

Chùa Vũ Thạch hiện còn lưu giữ 5 sắc phong của các vua triều đại nhà Nguyễn mang niên hiệu khác nhau rải rác suốt thế kỷ XIX: Gia Long (năm 1802), Tự Đức (1852 và 1879), Đồng Khánh (1886), Thành Thái (1889). Những sắc phong này đều thể hiện sự kính trọng đối với danh tướng Khỏa Ba Sơn.

Năm 1986, chùa cùng với cụm di tích của mình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa mở hội vào ngày 10/02 và 15/10 Âm lịch hàng năm. Trong ngày lễ hội bao giờ cũng có một đoàn khách của làng Xuân Đỗ (Hạ) đến cùng tham gia.

______________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Chùa Vũ Thạch, located in an alley next to Vũ Thạch Temple at 13B Bà Triệu Street, Tràng Tiền Ward, Hoàn Kiếm District, Hanoi, has a rich history. It miraculously survived destruction in the late 19th and early 20th centuries when the French colonialists demolished the old village to build administrative offices and the Western Quarter. During the French colonial period, the complex underwent several renovations in 1882, 1891, and 1924.

Named after the Vũ Thạch village, renowned for its ancient school and teacher Nguyễn Huy Đức (1824 – 1898), the temple dates back to the Lý Dynasty. Over the centuries, it experienced numerous renovations, but details about the changes are not well-documented. In the late 19th century, the temple’s triple gate was damaged as the French expanded the streets of Hàng Bài and Tràng Tiền, filling up ponds from Hàng Khay Street downwards to Hàng Chuối Street. By the 20th century, Vũ Thạch village became completely urbanized, leaving only one entrance to the temple from Bà Triệu Street.

Noteworthy figures associated with Chùa Vũ Thạch include the respected monk Thích Thanh Tường (1858 – 1936) and the abbess Thích Đàm Thuận (1930 – 2001). The temple underwent major restoration and redesign in 1995 under the leadership of Thích Đàm Thuận.

The temple’s architectural space exhibits the distinct characteristics of the city, with narrow alleys leading to its entrance. The main hall, a small courtyard, and the ancestral house at the rear, where important meetings and vegetarian feasts are held, reflect the unique layout. Behind the temple is a shrine dedicated to deities, following the architectural style “pre-Buddha, post-Saint.” The main hall features various Buddhas adhering to the Northern school tradition.

Chùa Vũ Thạch has preserved five royal seals from different Nguyễn Dynasty monarchs throughout the 19th century, displaying reverence for the esteemed general Khỏa Ba Sơn. In 1986, the temple and its heritage complex were recognized as architectural and artistic monuments by the Ministry of Culture and Information. The temple hosts festivals on the 10th of February and the 15th of October in the lunar calendar, with participation from the Xuân Đỗ (Hạ) village.

Tiếng Trung (Chinese)

武石寺位于河内胡志明市的Tràng Tiền区Bà Triệu街13B巷旁,有着丰富的历史。在19世纪末和20世纪初,法国殖民者摧毁了旧村庄建造行政办公室和西区时,它奇迹般地幸免于毁灭。在法国殖民时期,这个寺庙于1882年、1891年和1924年经历了几次翻新。

以Vũ Thạch村命名,以其古老学校和教师Nguyễn Huy Đức(1824 – 1898)而闻名的寺庙可以追溯到李朝。经过多个世纪的发展,它经历了多次整修,但对于变化的详细信息并不多见。在19世纪末,寺庙的三层大门在法国人扩大Hàng Bài和Tràng Tiền街道时受损,填满了从Hàng Khay Street到Hàng Chuối Street的池塘。到20世纪,Vũ Thạch村完全城市化,只剩下从Bà Triệu街通往寺庙的入口。

与武石寺相关的显赫人物包括受人尊敬的僧侣Thích Thanh Tường(1858 – 1936)和尼姑Thích Đàm Thuận(1930 – 2001)。1995年,在Thích Đàm Thuận的领导下,寺庙经历了重大的修复和重新设计。

寺庙的建筑空间展示了城市的独特特色,狭窄的小巷通向其入口。主殿、小庭院和后方的祖屋,用于重要会议和素食宴会,都反映了独特的布局。在寺庙的后面是一个供奉神灵的神殿,遵循“前佛,后圣”的建筑风格。主殿展示了各种佛陀,遵循北宗传统。

武石寺保留了19世纪各个阶段的五个阮朝君主的王室印章,显示了对受尊敬的将军Khỏa Ba Sơn的崇敬。1986年,寺庙及其遗产复合体被文化和信息部认定为建筑和艺术纪念物。寺庙在农历2月10日和10月15日举办节日,来自Xuân Đỗ(Hạ)村的代表也参加其中。

Tiếng Pháp (French)

Le temple Vũ Thạch, situé dans une ruelle à côté du temple Vũ Thạch au 13B rue Bà Triệu, quartier Tràng Tiền, district de Hoàn Kiếm, Hanoï, a une riche histoire. Il a miraculeusement échappé à la destruction à la fin du XIXe et au début du XXe siècle lorsque les colonisateurs français ont démoli l’ancien village pour construire des bureaux administratifs et le Quartier Ouest. Pendant la période coloniale française, le complexe a subi plusieurs rénovations en 1882, 1891 et 1924.

Nom de la village Vũ Thạch, renommé pour son ancienne école et son enseignant Nguyễn Huy Đức (1824 – 1898), le temple remonte à la dynastie Lý. Au fil des siècles, il a subi de nombreuses rénovations, mais les détails sur les changements ne sont pas bien documentés. À la fin du XIXe siècle, le triple portail du temple a été endommagé lorsque les Français ont élargi les rues de Hàng Bài et Tràng Tiền, comblant les étangs de la rue Hàng Khay vers la rue Hàng Chuối. Au XXe siècle, le village de Vũ Thạch est devenu complètement urbanisé, ne laissant qu’une seule entrée au temple depuis la rue Bà Triệu.

Des figures notables associées à Chùa Vũ Thạch comprennent le moine respecté Thích Thanh Tường (1858 – 1936) et l’abbesse Thích Đàm Thuận (1930 – 2001). Le temple a subi une importante restauration et une refonte majeure en 1995 sous la direction de Thích Đàm Thuận.

L’espace architectural du temple reflète les caractéristiques distinctes de la ville, avec des ruelles étroites menant à son entrée. La salle principale, une petite cour et la maison ancestrale à l’arrière, où des réunions importantes et des banquets végétariens sont organisés, reflètent la disposition unique. Derrière le temple se trouve un sanctuaire dédié aux divinités, suivant le style architectural “pré-Bouddha, post-Saint”. La salle principale présente divers Bouddhas conformément à la tradition de l’école du Nord.

Chùa Vũ Thạch a préservé cinq sceaux royaux de différents monarques de la dynastie Nguyễn tout au long du XIXe siècle, témoignant de la vénération pour le général éminent Khỏa Ba Sơn. En 1986, le temple et son complexe patrimonial ont été reconnus comme monuments architecturaux et artistiques par le ministère de la Culture et de l’Information. Le temple organise des festivals les 10 février et 15 octobre du calendrier lunaire, avec la participation du village de Xuân Đỗ (Hạ).

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)