Giới thiệu
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng (Thập nhị cô sơn trang) gồm 12 thánh cô theo hầu cận mẫu Thượng Ngàn. Danh xưng các cô được nhân dân gọi theo tên của từng địa phương như Cô Cả Núi Dùm, Cô Đôi Bắc Lệ, Cô Bơ Thượng Ngàn, … tất cả đều liên quan đến những vùng đất có núi non trùng điệp. Đôi khi các cô vẫn giá ngự trong các nghi thức hầu đồng và có y phục khác nhau. Cô Tám Thượng Ngàn là một tiên cô hầu Chúa Bà Sơn Trang cùng với 12 cô Sơn Trang.
Thánh tích
Việc dữ lành mách bảo trần gian,
Ai mà thất trực lại càng khổ thay.
Thờ Sơn Trang
Tục thờ Sơn Trang là một tục thờ tối cổ của người Việt, ra đời từ thời Âu Lạc, cách đây cỡ 2000 năm. Còn tục thờ Tứ Phủ có lẽ chỉ thịnh hành khi có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh cách đây hơn 600 năm. Như vậy, tục thờ Sơn Trang ban đầu là một tín ngưỡng thờ Mẹ rừng có từ trước khi Mẫu Liễu Hạnh ra đời. Tại sao Cung Sơn Trang lại được phối thờ trong các đền phủ theo tín ngưỡng Tứ Phủ. Khi xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh. Triều đình nhà Lê đã phong Chúa Sơn Trang là “Lê Mại Đại Vương”. Kể từ đó Chúa Sơn Trang trở thành Mẫu Thượng Ngàn đứng ngôi thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Như vậy, Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ được coi là sự kết hợp hài hòa của tục thờ Mẫu Liễu Hạnh và tục thờ Sơn Trang.
Lễ cúng
Cô Tám Thượng Ngàn không có đền thờ riêng, được phối thờ chung cùng thập nhị cô tiên nàng sơn trang tại Động Sơn Trang.
Cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15:
+ 15 con ốc, cua,
+ 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)
Tham khảo
- https://tramtamlinh.com/thap-nhi-bo-tien-nang-trong-tin-nguong-tho-mau/
- https://banthoquangminh.com/san-pham/dong-tho-chua-son-trang-dong-son-trang-cung-12-co-son-trang-dep/