Dã Tượng (? – ?)

Giới thiệu


Dã Tượng (chữ Hán: 野象, có nghĩa là voi rừng) là gia tướng và một trong 5 mãnh tướng dưới trướng của quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có tài thuần phục và huấn luyện voi chiến. Ông là người đã chỉ huy lực lượng tượng binh Nhà Trần giao chiến với kỵ binh quân Nguyên ở trận Vạn Kiếp.

Thân thế sự nghiệp


Dã Tượng là gia tướng trung thành của Hưng Đạo Vương đời Nhà Trần. Qua những cuộc thi tài với các bộ tướng của Hưng Đạo Vương, Dã Tượng. chỉ thua Phạm Ngũ Lão. Ngoài ra ông có biệt tài thuần hóa tượng rừng (dã tượng) và chỉ huy đội tượng binh, nên được chủ tướng đặt tên Dã Tượng.

Trong trận Chi Lăng (1283) quân bộ Đại Việt bại trận phải lui về Vạn Kiếp. Thủy quân thì tan rã. Hưng Đạo Vương định rút đi theo chân núi. Bỏ, không đến điểm hẹn với Yết Kiêu là Bãi Tân. Dã Tượng ngại đường núi có thể bị phục binh, nên can và nói :”Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Tin lời, Vương bèn đến Bãi Tân, quả nhiên duy chỉ còn Yết Kiêu vẫn kiên trì cắm thuyền đợi chủ tuớng. Trước tấm lòng trung nghĩa cao vời, Hưng Đạo Vương cảm khái than: “Ôi, chim hồng hộc muốn bay cao nhờ có sáu trụ cánh, nếu không thì cũng như chim thường thôi”. Nói xong, Ngài cho lệnh thuyền tách bến. Và kỵ binh của gịặc đuổi theo không kịp. Ngoài việc thuần hoá voi rừng, Dã Tượng còn có tài xông pha trận mạc nên được vua Trần Nhân Tôn phong Tiết Chế Binh Nhung.

Dã Tượng là bậc gia tướng chẳng những giỏi về chiến đấu, mà còn biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, xem nhẹ bổng lộc triều đình phe phái ban cho. Ông và Yết Kiêu đã cương quyết vì nước mà cho rằng chủ Tướng Trần Quốc Tuấn nên đặt lợi ích dân tộc Việt lên trên thù riêng vụn vặt. Chính vì sự khẳng khái đó, Ông đã dược Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xem như bậc đại trượng phu, và dân chúng tôn thờ.

Khí chất con người


Không chỉ có tài dùng binh, Dã Tượng còn là người rất trung nghĩa. Ông đã một lòng trung thành và dám đưa ra lời khuyên Hưng Đạo vương nên bỏ mối thù nhà để toàn tâm dốc sức cứu nước. Cha của Hưng Đạo vương là An Sinh vương Trần Liễu có một mối hiềm khích với vua Trần Thái Tông nên trước lúc mất có trăng trối lại: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được!”

Mặc dù không cho đó là lời nói phải nhưng Hưng Đạo vương vẫn canh cánh trong lòng. Đến khi quân Nguyên sang xâm lược, vận nước lung lay, Hưng Đạo vương được trao quyền Quốc công tiết chế, nắm quyền binh trong tay, có lần Trần Quốc Tuấn đem chuyện đó hỏi người nhà và hai gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu. Trong khi người con trai khuyên nên thực hiện di nguyện đó thì Dã Tượng và Yết Kiêu lại can ngăn. Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 8, mặt khắc 32 và 33 có ghi lại lời can gián của Yết Kiêu và Dã Tượng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn rằng: “Nếu thi hành kế ấy, dầu có giàu sang được một lúc, mà tiếng xấu để mãi đến ngàn đời. Đại vương bây giờ chả phải đã giàu sang rồi ư? Chúng tôi tình nguyện chết già làm nô bộc, chứ không muốn làm sự bất trung bất hiếu để cầu may mà được một chức quan”. Quốc Tuấn nghe hai gia nô nói vừa cảm động ứa nước mắt vừa khen ngợi. 

Thờ phụng


Đền thờ Ông hiện ở Đình Câu Dương, làng Câu Dương, huyện Thái Thạnh, tỉnh Thái Bình.

Ngoài ra, ông cũng được phối thờ cùng các danh tướng Nhà Trần tại các Đình, Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Các vua Nhà Trần.

Tham khảo


  • https://vi.wikipedia.org/
  • https://baohaiduong.vn/dat-va-nguoi-xu-dong/yet-kieu-da-tuong
  • https://thuvienlichsu.com/nhan-vat/danh-tuong-da-tuong-317
Chấm điểm
Chia sẻ
Dã Tượng

Nguồn gốc

  • Là gia tướng một trong 5 mãnh tướng dưới trướng của quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.

Phủ / Nơi cai quản

  • Hội đồng Trần Triều

Danh hiệu

  • Danh tường Dã Tượng
  • Tiết Chế Binh Nhung.

Nội dung chính

Hình ảnh
Nơi thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner APP CHỐN THIÊNG 3 (60X90)