Linh Lang Đại Vương

Thần tích


Thần tích đền Thủ Lệ cho biết thần nguyên là hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với vương phi Hạo Nương. Hạo Nương quê ở xã Bỗng Lai (phủ Quốc Oai), sống và gặp vua ở đất Thị Trại (nay là Thủ Lệ). Hạo Nương đi tắm ở hồ Tây, gặp giao long nổi lên quấn lấy người, từ đó mang thai 14 tháng sinh ra đứa bé có tướng mạo khôi kỳ, lưng có 18 vì tinh tú, bụng có chùm sao Bắc đẩu, đặt tên là Hoàng Lang.

Khi Hoàng Lang mới được 1 tháng 7 ngày, đất nước có giặc Vĩnh Trinh từ phương Bắc kéo đến. Thế giặc mạnh, vua cho người đi cầu thỉnh các bậc anh hùng hào kiệt các nơi về đánh giặc. Hoàng Lang bỗng bật dậy nói với mẹ, cho gọi người vào và dặn về tâu vua làm cho một lá cờ cán dài 10 trượng và cho một con voi lớn để đi đánh giặc. Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cầm lá cờ và cưỡi voi xông thẳng tới chỗ quân địch, hét lớn: “Ta là Thiên tướng”. Hoàng Lang giết tướng giặc và phá tan quân giặc Vĩnh Trinh.

Thắng trận trở về, nhà vua muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng ngài nhất mực từ chối. Sau đó Hoàng Lang hóa thành con rắn trắng lặn xuống hồ Tây. Nhà vua thương tiếc cho lập đền thờ ở quê mẹ Bỗng Lai, ở Thị Trại và cho 269 chỗ khác , cứ nơi có lá cờ của Hoàng Lang bay đến và có sự hiển ứng thì thờ phụng. Phong thần là Linh Lang đại vương.

Lịch sử


Mặc dù rất nhiều thần phả về Linh Lang có cốt truyện gần giống như Thánh Gióng nhưng biên niên lịch sử Việt Nam lại khẳng định Linh Lang là một nhân thần, không phải thiên thần. Theo cuốn Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin) thì Linh Lang là con của Vua Lý Thái Tông và Hoàng phi họ Nguyễn (tên thường gọi là Hạo nương, người làng Bồng Lai).

Theo đó, Linh Lang Đại vương sinh năm 1030, được đặt tên là Hoàng tử Linh Lang (tên thường gọi là Hoằng Chân). Tương truyền, Hoàng tử Hoằng Chân sinh ra đã có diện mạo khôi ngô, tuấn tú. Suốt tuổi thơ, Hoàng tử sống trong cung cùng mẹ ở khu Thị Trại (nay là phường Thủ Lệ). Ở tuổi 14, Linh Lang đã cùng trai tráng trong vùng chuyên cần luyện tập võ nghệ. Lớn lên, Linh Lang tỏ rõ là chàng trai văn võ song toàn, theo vua cha đánh giặc Chiêm Thành, đuổi giặc tới tận thành Đồ Bàn (ở Quy Nhơn, Bình Định). 

Năm 1069, Linh Lang theo anh là Lý Thánh Tông tiến quân về phía Nam Hải (Bến Hải – Quảng Trị) đánh bại quân Vĩnh Trinh. Năm 1076 – 1077, nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, tướng Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy mọi lực lượng kỵ binh, bộ binh, thủy binh, giao cho Linh Lang đảm nhiệm  lực lượng thủy quân, từ Vạn Xuân đánh ngược lên phía Bắc, tiêu diệt cụm quân của Chánh tướng Quách Quỳ, rồi phối hợp với đạo quân của Lý Thường Kiệt phản công mạnh mẽ vào lực lượng của phó tướng giặc là Triệu Tiết khiến cho quân Tống bị thương vong rất nhiều, không thể chống đỡ được trên tuyến sông Như Nguyệt (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) nên phải cầu hòa và rút quân về nước.

Trong trận quyết chiến này, Hoàng tử Linh Lang đã chiến đấu rất mưu lược, ngoan cường, đánh bại kẻ địch nhưng sau đó đã anh dũng hy sinh. Nhà Vua biết tin đã xúc động và ra tuyên cáo sắc phong Linh Lang là Linh Lang Đại vương thượng đẳng tối linh thần và truyền cho tất cả những nơi Linh Lang đã đi qua đều lập đền thờ để tưởng nhớ công lao. 

Sau này, khi nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông và nhà Lê tiễu trừ Mạc Thị, các vị tướng xuất trận tới đền thờ Linh Lang Đại vương cầu đảo và đều giành thắng lợi. Vua Trần Thái Tông hàm ơn bèn sắc phong thêm 5 chữ: “Bình Mông Vương Thượng Đẳng”. Triều Lê Trung Hưng phong thêm 8 chữ: “Phối Đồng Thiên Địa – Vạn Cổ Lưu Truyền”. Trải qua các triều đại từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn sau này đều phong ngài làm “Thượng Đẳng Thần”.

Thờ phụng


Xét công trạng của ông nhà Vua ban phong mỹ tự, cho phép 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ cùng sắc phong Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần.

Linh Lang Đại vương được thờ ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất là ở Khu vực Thủ Lệ, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội và miếu Bảo Hà, Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo và ở các thôn Kênh Trạch, thôn Thượng của làng Kê Sơn (tổng Kê Sơn), thôn Địch Lương, Lương Trạch ở tổng Hạ Am, Vĩnh Bảo, hải Phòng. Lễ hội chính nhằm tưởng nhớ Linh Lang:

  • Đền Voi Phục là nơi thờ chính.
  • Đình Vạn Phúc (còn là Đình Hàng Tổng) nơi xưa Linh Lang đóng quân. 12 tháng chín Âm lịch hàng năm tổ chức kỷ niệm Đại Yến khao quân tưởng nhớ Linh Lang đánh thắng quân Tống xâm lược.
  • Miếu Bảo Hà ở Hải Phòng là nơi thờ ngài với bức tượng có niên đại vào khoảng thời Lê, có thể đứng lên ngồi xuống được do có thiết kế khá tài tình của một nghệ nhân xưa.
  • Đình Thượng (Tiêu Bảng, Yên Trung, Ý Yên, Nam Định)

Tham khảo


  1. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_Lang
  2. Didulich.net: http://www.didulich.net/van-hoa/linh-lang-dai-vuong-danh-tuong-doi-hung-vuong-20679
  3. Bách Việt trùng cửu: https://bahviet18.com/2016/03/11/linh-lang-dai-vuong-va-thang-long-tu-tran/
Chấm điểm
Chia sẻ
Linh Lang Đại Vương Cover (900 × 600 px)

Nguồn gốc

  • Hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với vương phi Hạo Nương

Danh hiệu

  • Linh Lang Đại Vương
  • Bình Mông Vương Thượng Đẳng

Nội dung chính

Hình ảnh
Nơi thờ tự
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner APP CHỐN THIÊNG 3 (60X90)