Ông Hoàng Chín (Ông Chín Cờn Môn)

Ông Hoàng Chín (Ông Chín Cờn Môn)

Nguồn gốc


Ông Hoàng Chín là một trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ thuộc hàng vị thứ chín. Sự tích nơi trần thế của ông được lưu truyền tại nhiều nơi với nhiều câu chuyện khác nhau. Người ta cho rằng, hiện thân của Ông Hoàng Chín là cả hai người bao gồm Ông Hoàng Chín Cờn Môn  Ông Chín Thượng Ngàn.

Hiện nay trong hệ thống thần linh Thập Vị Ông Hoàng, Ông Chín Cờn MônÔng Chín Thượng Ngàn đều được xếp vào hàng Ông Hoàng Chín. Hai ông tuy có cuộc đời tại trần thế hay đền thờ sau khi hóa khác nhau, nhưng với nhân dân địa phương và cả nước, cả hai ông đều là những người có tấm lòng bao dung độ lượng, cùng được lưu danh vào hệ thống thần linh Tứ Phủ.

Thần tích 


Lưu truyền rằng lúc sinh thời, ông sống ở Nghệ An, lúc bấy giờ là thời Lý và đi thi nhiều lần nhưng không đỗ đạt. Sau đó, ông xuống tóc và ra cửa biển Cờn lập am miếu tu trì cứu vớt người đi biển. Đồng thời, đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của tàu thuyền qua lại. Tôn truyền, ông là người vớt và chôn cất cẩn thận thân y Thái Tử Nam Tống trong trận đánh với quân Nguyên.

Có tài liệu cho rằng, ngài cứu sống 3 mẹ con mẫu Cờn (Dương Quý Phi Thái Hậu). Khi đó, nếu nộp họ cho quan thì sẽ phải làm nô tì, còn để họ lang thang vất vưởng ngoài kia thì sẽ gặp đau khổ. Chi bằng tục huyền lấy họ để nương tựa lẫn nhau nhưng ngài lại bị cự tuyệt, buồn chán dẫn đến quyên sinh. Sau khi ngài hóa, Mẫu đọc di thư ngài để lại và hiểu rõ được sự việc nên quyết định ra biển Cờn thác hóa. Hai người con cũng theo mẹ ra biển và cũng hóa tại đây. (Cũng có tài liệu ghi chép rằng vào thời nhà Tống, khi quân Tống suy yếu trước quân Nguyên, Thái hậu Dương Quý Phi cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn và được lập đền thờ). Sau sự việc này, thuyền bè qua lại qua cửa Cờn đều được chở che, bình an vượt qua sóng bão. 

Thờ phụng


Nhân dân địa phương nhận thấy sự anh linh này, liền lập đền thờ 3 mẹ con Mẫu ở lạch Cờn và Hoàng đế Tống Đế Bính ở trên đỉnh núi, đền thờ ông Hoàng Chín ở ngoài biển, tất cả đều được phối hương linh vị ở đền Cờn. Nhân dân gọi ông là ông Chín đền Cờn.

 Ông Chín Cờn Môn với Ông Chín Thượng Ngàn


Trong tín ngưỡng Tứ Phủ, Ông Hoàng Chín Thượng Ngàn thuộc Nhạc phủ, có nhiệm vụ cai quản rừng núi. Ông Hoàng Chín thượng ngàn là người dân tộc trên miền núi. Ông làm nghề hái thuốc cứu người và sau này khi hiển thánh thì người miền Nam hay hầu ông hơn cả.

Khi về đồng, lúc dâng nhang Ông Hoàng Chín Thượng Ngàn người ta dùng bản chầu văn các chúa các chầu để tế lễ. Ông mang gùi, vai quàng dây leo, cởi áo dài đen, xắn quần lên bẹn, lưng đóng khố, tay cầm khèn hoặc con rắn làm từ rễ cây. Khi cung văn chuyển qua điệu Thượng Ngàn, ông khom mình thổi kèn theo nhạc, sau đó nhồi thuốc vào tẩu để hút và cho thuốc người khai bệnh. Giá đồng ông Chín thường diễn ra rất lâu, có khi suốt buổi cúng để cứu nhân độ thế.

Ông Hoàng Chín Cờn MônÔng Hoàng Chín Thượng Ngàn tuy có cuộc đời tại trần thế hay đền thờ sau khi hóa khác nhau, nhưng với nhân dân địa phương và cả nước, cả hai ông đều là những người có tấm lòng bao dung độ lượng, cùng được lưu danh vào hệ thống thần linh Tứ Phủ.

Tham khảo


  1. Oản Cô Tâm: https://oancotam.com/ong-hoang-chin/
  2. Vn.doc: https://vndoc.com/su-tich-thanh-ong-hoang-chin-3720
  3. Đạo Mẫu dân tộc: https://daomaudantoc.blogspot.com/2019/09/ong-hoang-chin-con-mon.html
Chấm điểm
Chia sẻ
_Ông Chín Cờn Môn vuông (900 × 600 px)

Nguồn gốc

  • Xuất thân ở Nghệ An

Phủ / Nơi cai quản

  • Thiên Phủ

Danh hiệu

  • Ông Chín Cờn Môn
  • Ông Chín Đền Cờn

Trang phục

  • Trang phục màu đen

Nội dung chính

Hình ảnh
Nơi thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner APP CHỐN THIÊNG 3 (60X90)