Chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên)

Chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên)

Thông tin cơ bản

Lịch sử hình thành

Chùa Thái Lạc được xây dựng từ thời Lý, một ngôi chùa được xây dựng trên gò đất cao nhất vùng, không xa dân, không gần dân. Chùa được xây dựng với tên Thái Lạc – mang ý nghĩa Quốc thái dân an. Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ được nhiều nét cổ từ thời Lý chuyển sang thời Trần. Hiện nay, chùa Thái Lạc là một trong những công trình kiến trúc lâu đời và nổi tiếng nhất nhì Hưng Yên, là một trong những địa điểm tín ngưỡng được nhiều Phật tử quan tâm.

Kiến trúc

Chùa là nơi hiếm hoi trên toàn Việt Nam còn giữ được 1 bức vì ở gian giữa thượng điện là kiến trúc từ đời Trần, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chùa Dâu và chùa Bối Khê. Bức chạm trên vì gỗ của chùa chạm hình thiên nữ Càn Thát Bà một trong Thiên Long Bát Bộ của Phật giáo.

Chùa được xây dựng theo hướng Đông – Nam, là hướng mặt trời mọc, biểu trưng cho sự sinh sôi phát triển. Kiến trúc chùa kiểu Nội công ngoại quốc, gồm Tiền đường năm gian, ba gian Thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian. Thượng điện chùa Thái Lạc là một trong những công trình gỗ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thế kỷ XIV, qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được nguyên kết cấu, kiến trúc của chùa.

Chúng ta đi từ cổng vào sân, bước vào Tiền đường, cúi đầu đi vào trong Cung nhìn lên những bức chạm khắc hình rồng, hình dải lụa, hình đầu người mình chim dâng hương dâng hoa trỗi nhạc, những con rồng cuộn khúc toát lên vẻ đẹp của hoa văn hoạ tiết thời Trần. Loại hình này ở nước ta hiện tại còn rất hiếm, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn chùa Dâu và chùa Bối Khê còn giữ được.

Chùa Thái Lạc được bài trí theo kiểu tiền Thần, hậu Phật, nghĩa là tượng Tứ Pháp được đặt trước tượng Phật. Tượng thần Pháp Vân được đặt ở trung tâm của tòa tam bảo, là bức tượng cổ có niên đại từ thời Hậu Lê.

Di vật – đặc trưng

Chùa thuộc hệ thống chùa Tứ Pháp, thờ Phật và thần Pháp Vân. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông. Chùa nằm ở giữa như là long chầu, hổ phục, một cảnh đẹp chưa từng có ở vùng đất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lại cho nhân dân xã nhà một nền văn hoá 1000 năm lịch sử.

Di vật của chùa Thái Lạc ngoài pho tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa (thế kỷ XVI – XVII) ra thì di vật quý giá nhất phải kể đến chính là hai mươi bức phù điêu gỗ thời Trần được truyền bá lại đến ngày nay. Đến nay chỉ còn 16 bức vẫn được giữ tương đối nguyên vẹn, 16 bức chạm trổ được gắn giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ có tác dụng che kín viền trang trí.

Chùa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1964 toàn quốc và nhất nhì tỉnh Hưng Yên.

Sự kiện – lễ hội

Hàng năm, chùa có rất nhiều lễ hội với sự tham gia đông đảo của Phật tử khắp nơi kéo đến.

  • Lễ hội cầu mưa với bản sắc riêng của hệ thống Tứ pháp ( từ mùng 6 – mùng 8 tháng 3 âm lịch).
  • Lễ Phật đản (15/4 âm lịch)
  • Lễ Vu Lan báo hiếu ( 15/7 âm lịch)
  • Lễ vía Phật A Di Đà (12/11 âm lịch)

Trụ trì tại chùa

    Đại Đức Thích Quảng Hoà

    SĐT: 0904355569

Tham khảo

  • Sách “Lịch sử chùa Pháp Vân” được đặt tại chùa cho Phật tử cùng đọc
  • Tinh hoa kiến trúc bằng gỗ chùa Thái Lạc: http://baohungyen.vn/dat-va-nguoi-xu-nhan/201507/tinh-hoa-kien-truc-bang-go-chua-thai-lac-623469/ 
  • Thăm chùa Thái Lạc, chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Trần: http://tapchidulich.net.vn/tham-chua-thai-lac-chiem-nguong-nghe-thuat-cham-khac-go-thoi-tran.html 
  • Chùa Thái Lạc, tỉnh Hưng Yên – Cục Di Sản Văn Hoá: http://dsvh.gov.vn/chua-thai-lac-tinh-hung-yen-3251
  • Chùa Thái Lạc – Nét tinh hoa phố Hiến: http://www.didulich.net/van-hoa/chua-thai-lac-net-tinh-hoa-pho-hien-21140 
  • Chùa Thái Lạc: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Th%C3%A1i_L%E1%BA%A1c
1.2/5 (20 bình chọn)

Hình ảnh

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)