Chùa Thượng Đồng (Hiển Ứng tự – Long Biên, Hà Nội)

Chùa Thượng Đồng (Hiển Ứng tự – Long Biên, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Chùa Thượng Đồng có tên chữ là Thiển Ưng tự (chùa Hiển Ưng), hiện thuộc tổ dân phố số 9, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 

Lược sử

Trước đây nơi này là trang Nông Vụ Thượng, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1945, Thượng Đồng thuộc xã kháng chiến có tên gọi là Trường Chinh, sau sáp nhập với Nông Vụ Đông thành thôn Thượng Đồng, xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Cũng như bao ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Thượng Đồng được dựng để thờ phật, một môn phái tôn giáo du nhập vào nước ta từ khá sớm và được phát triển qua các thời kỳ lịch sử.

Nội dung 3 tấm bia cổ rất quý có niên đại Khánh Đức năm thứ 5 (1653), Chính Hoà năm thứ 14 (1693) và Chính Hoà năm thứ 17 (1696) hiện còn lưu giữ tại chùa đã cho chúng ta biết trước đây chùa Thượng Đồng là một ngôi chùa cổ, có quý mô bề thế, to đẹp ở trong vùng, được ra đời vào đầu thế kỷ XVII. Qua những thăng trầm của lịch sử mà kiến trúc gốc của chùa đã bị mai một và đã được tu sửa nhiều lần. Trên thượng lương của toà Thượng điện hiện vẫn còn lưu lại thông tin cho biết kiến trúc hiện nay của chùa là sản phẩm của đợt trùng tu lớn vào năm Canh Tuất niên hiệu Duy Tân (1910).

Chùa Thượng Đồng nằm cạnh bờ đê sông Đuống liền với khu dân cư phía bắc của phường, trên cùng một thửa đất với đình Thượng Đồng. Trước đây, vì nhiều lý do, mà chùa Thượng Đồng còn kiêm thêm chức năng của ngôi đình với việc thờ Thành hoàng làng là Trịnh Chính cùng 2 người em đã có công đánh giặc giữ nước thời Lý Nam Đế. Vì vậy có thời kỳ ở chùa đã hình thành tín ngưỡng thờ “tiền Thần hậu Phật”. Đến năm 2002, khi đình Thượng Đồng được khôi phục lại thì chùa chỉ thờ Phật, thờ Mẫuthờ Tổ như bao ngôi chùa làng khác

Kiến trúc

Chùa Thượng Đồng hiện nay được làm quay hướng đông – nam với bố cục mặt bằng gồm: Gác chuông, sân, Tiền đường, Thượng điện, phía sau là Nhà Tổ.

Gác chuông chùa có 1 gian được làm 2 tầng thấp với 4 mái đao cong. Tầng trên treo quả chuông đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có Bài minh ghi việc đúc chuông cùng danh tính những người công đức đúc chuông. Tầng dưới gác chuông cũng chính là công chùa, có tường xây quây các cột trổ cửa ra vào thông trước sau.

Theo một lối nhỏ, 2 bên là vườn cây, là đến sân chùa. Từ sân qua 2 bậc gạch là bước vào hiên của chùa và cũng qua 2 bậc nữa là vào đến Tiền đường.

Tiền đường chùa Thượng Đồng gồm 5 gian 2 chái được làm kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch, 2 hồi có 2 trụ biểu thấp được trang trí đơn giản. Hiên chùa chạy suốt 3 gian giữa với hàng cột tròn xây bằng gạch có tạo chân đế cùng hệ thống cửa bức bàn ghép bậu gỗ trên dưới, trên cùng làm chấn song. Trên thân xà 2 vì hệ hiên có trang trí hoa văn hình triện, cúc dây. 2 gian bên và 2 chái được xây tường kín có trổ cửa sổ hình chữ thọ để lấy ánh sáng.

Thượng điện chùa Thượng Đồng làm kiểu bít đốc, mái lợp ngói ta, nền lát gạch. Gian đầu toà này nằm trong lòng Tiền đường, vì vậy có 2 cột phụ đỡ kẻ xối, làm chỗ tì cho màng xối. Bộ vì đầu của Thượng điện có trang trí hình triện, cúc dây. Phía sau kiến trúc chính của chùa là Nhà Tổ, mới được làm trong thời gian gần đây với 5 gian kiểu bít đốc mái lợp ngói ta, có kết cấu bê tông khung gỗ, 2 hồi có trụ biểu.

Di vật

Tồn tại đến ngày nay, chùa vẫn còn bảo lưu được một hệ thống di vật có giá trị, đa dạng về chất liệu, phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung, có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn như: bia đá, chuông đồng, câu đối hoành phi cùng nhiều đồ thờ khác. Chùa Thượng Đồng còn như một bảo tàng điêu khắc nhỏ với các bộ tượng Phật đáng lưu tâm, đó là: tượng 2 vị Hộ Pháp (Khuyến Thiện, Trừng ác) nghệ thuật thế kỷ XX; tượng Thánh Tăng cùng 2 trợ thủ Diện Nhiên, Đại Sỹ nghệ thuật thế kỷ XIX; tượng Đức ông cùng Già Lam, Chân Tế nghệ thuật thế kỷ XX; tượng Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) nghệ thuật thế kỷ XX; tượng A Di Đà ngồi kiết giàn trên đài sen, tay kết ấn, miệng mỉm cười, mắt khép, tai xuôi dài, cổ cao 3 ngấn, nghệ thuật cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; tượng Văn Thù và Phổ Hiền cưỡi Sư tử xanh, Voi trắng nghệ thuật thế kỷ XIX; tượng Niêm Hoa cùng 2 vị Quan âm nghệ thuật thế kỷ XX; tượng Quan âm Chuẩn Đề và 2 vị Bồ Tát nghệ thuật thế kỷ XX; tượng Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu nghệ thuật thế kỷ XIX; toà Cửu Long và Thích Ca sơ sinh nghệ thuật thế kỷ XIX; tượng Quan âm Tống tử nghệ thuật thế kỷ XIX. 

Sự kiện – Thành tựu

Với những giá trị nêu trên mà cụm di tích đình, chùa Thượng Đồng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định xếp hạng năm 1993 để đến hôm nay cụm di tích này vẫn là một nét đẹp văn hóa của quận Long Biên đang trên đường đổi mới.

________________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Thượng Đồng Pagoda, also known as Thiển Ưng Tự, located in Hanoi, has a rich history dating back to the 17th century. Originally part of the Upper Agriculture Bureau, it merged with Nông Vụ Đông during the resistance in 1945. The pagoda, like others in the region, was built to worship Buddha. Despite historical changes, its original architecture underwent renovations, with the current structure reflecting a major restoration in 1910.

The pagoda faces east-southeast and consists of a Bell Tower, Courtyard, Front Hall, and Upper Hall. It was historically a communal house, venerating Trịnh Chính and others who defended the country. After the restoration of Thượng Đồng Communal House in 2002, the pagoda now worships Buddha, Mother Goddess, and Ancestors.

The architecture includes a distinctive Bell Tower with a cast bronze bell, a Front Hall with decorative features, and an Upper Hall with artistic carvings. Thượng Đồng Pagoda houses a valuable collection of artifacts, including stone steles and Buddha statues from various historical periods.

Recognized by the Ministry of Culture and Information in 1993, Thượng Đồng Pagoda remains a cultural gem of Long Biên District, embodying historical and artistic significance.

Tiếng Trung (Chinese)

位于河内的Thượng Đồng Pagoda,又称Thiển Ưng Tự,具有丰富的历史,可追溯到17世纪。最初属于Upper Agriculture Bureau,1945年在抵抗时期与Nông Vụ Đông合并。该寺庙像该地区的其他寺庙一样,是为了供奉佛祖而建。尽管历史发生了变化,但其原始建筑经历了翻新,目前的结构反映了1910年的一次重要修复。

该寺庙朝东南方向,包括一个钟楼,一个庭院,一个前厅和一个上厅。在历史上,它曾是一个公共房屋,供奉Trịnh Chính和其他为国家辩护的人。在2002年Thượng Đồng Communal House恢复后,该寺庙现在供奉佛祖、母亲女神和祖先。

建筑包括一座具有独特铜钟的钟楼,一个带有装饰特色的前厅,以及一个具有艺术雕塑的上厅。Thượng Đồng Pagoda还收藏有珍贵的文物,包括不同历史时期的石碑和佛像。

在1993年被文化和信息部认可后,Thượng Đồng Pagoda仍然是Long Biên区的文化瑰宝,体现了历史和艺术的重要性。

Tiếng Pháp (French)

La pagode Thượng Đồng, également connue sous le nom de Thiển Ưng Tự, située à Hanoï, a une riche histoire remontant au XVIIe siècle. À l’origine partie du Bureau de l’Agriculture Supérieure, elle a fusionné avec Nông Vụ Đông lors de la résistance en 1945. La pagode, comme d’autres de la région, a été construite pour vénérer Bouddha. Malgré les changements historiques, son architecture d’origine a fait l’objet de rénovations, la structure actuelle reflétant une importante restauration en 1910.

La pagode fait face au sud-est et se compose d’une tour de cloche, d’une cour, d’un hall avant et d’un hall supérieur. Historiquement, elle était une maison communale, vénérant Trịnh Chính et d’autres qui ont défendu le pays. Après la restauration de la Maison Communale Thượng Đồng en 2002, la pagode vénère désormais Bouddha, la Déesse Mère et les Ancêtres.

L’architecture comprend une tour de cloche distinctive avec une cloche en bronze, un hall avant avec des caractéristiques décoratives, et un hall supérieur avec des sculptures artistiques. La pagode Thượng Đồng abrite une collection précieuse d’artefacts, dont des stèles en pierre et des statues de Bouddha de différentes périodes historiques.

Reconnue par le ministère de la Culture et de l’Information en 1993, la pagode Thượng Đồng reste un joyau culturel du district de Long Biên, incarnant une signification historique et artistique.

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)