Vị trí
Đền, chùa Ba Xã tọa lạc trên địa bàn xóm Hồng Đoàn, thôn Thứ Nhất, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Thờ tự
Đền, chùa Ba Xã thờ Đức thánh Linh Lang đại vương, chùa thờ Phật, thờ Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Quỳnh Cung Duy Tiên phu nhân; Quảng Cung Quế Anh phu nhân, là những vị Thánh trong hệ thống thờ Tam phủ, Tứ phủ của người Việt.
Trong đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là người đứng đầu hệ thống, được thờ khắp trên cả nước và tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tại phủ Mẫu của chùa còn lưu giữ được 7 đạo sắc phong, trong đó sắc sớm nhất được ban dưới triều vua Nguyễn, niên hiệu Thành Thái năm thứ nhất (1889), đạo sắc muộn nhất ban vào niên hiệu Khải Định (9 – 1924). Nội dung các đạo sắc phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Thượng đẳng thần; Quỳnh Cung Duy Tiên phu nhân; Quảng Cung Quế Anh phu nhân là Trung đẳng thần.
Lược sử
Tên chính là Chùa Lục Độ (Lục Độ Tự). Gọi là Chùa Ba Xã vì ngày xưa dưới thời phong kiến là của 3 xã : Cổ Thám ( Lạc đạo) , Cổ Chử (Làng Dứa ,Mộng ,Rạch..) – Đạo Nghĩa ( thôn Thự , Hậu Phú…) .Chùa Ba Xã, một ngôi chùa cổ,là nơi nhân dân toàn thôn Lạc Đạo đến để hương hoa cúng lễ .Thế rồi đến một ngày mọi thứ
bỗng đảo lộn. Năm 1998 khi cụ Thích Đàm Dậu còn đương trụ trì , thì ông Trần quang Vinh tự ý đi rước sư Hưng về với ý đồ kế thay Cụ Dậu. Hưng là một kẻ tu hành đã biến chất, là con của một lính Nguỵ trong chế độ Sài Gòn ,bản thân y nghiện ma tuý, đã từng bị đuổi khỏi một chùa ở Hải Hậu . Khi về Chùa Ba Xã , lợi dụng sự sùng bái của dân , Y đã lôi kéo thanh niên, mê muội tín đồ, trong đó có cả những cán bộ, gây chia rẽ sâu sắc trong các gia đình và cộng đồng dân cư, ( vì người theo Sư , người tẩy chay…) gây nên cảnh con chửi cha ,vợ mắng chồng, anh em đánh nhau, lúc đó tình hình nội bộ nhân dân thôn Lạc Đạo rất căng thẳng. Hội Phật Giáo, Cơ quan các cấp huyện, tỉnh phải trực tiếp về điều tra , xác minh vụ việc và cuối cùng đã kết luận tội danh của Y như đã nói ở trên. Hội Phật giáo đã khai trừ Y, công an H.Nam Trưc và T. Nam Định ra lệnh trục xuất Hưng ra khỏi Chùa Ba Xã. Nhưng Y không chịu đi – vì có những người đã từng là cán bộ đứng đằng sau dung túng , kích động những người theo Y gây rối, chống lại lệnh cấp trên , làm chập điện cháy loa phát thanh HTX, đốt tài sản của dân… đăc biệt vụ hàng trăm người theo Sư ,cầm cờ Phật kéo ra UBND xã biểu tình ,lăng mạ Chính quyền ,chửi bới cán bộ , gây náo loạn . Tình hình bê bối kéo dài suốt 2 năm gây bức súc trong dư luận xã hội , đến một ngày Hưng bị bắt quả tang tại TP N.Định khi Y đi tiêm chích ma tuý ,và tàng trữ hêrôin trong người. Toà án ND tỉnh N.Định tuyên phạt Y 3 năm tù giam … tình hình dần dần trở lại binh thường . Nhưng có những vết rạn thi O hàn lại được. Một nửa làng đã xây Chùa riêng…
Kiến trúc
Đền, chùa Ba Xã được xây dựng và quy hoạch trong một khuôn viên rộng 7.881m2, mặt quay hướng Nam. Trên mặt bằng tổng thể đền, chùa bao gồm các hạng mục kiến trúc sau: đền, gác chuông (kiêm cổng chùa), chùa, phủ Mẫu và nhà Tổ. Bao quanh các hạng mục là hệ thống tường bao xây khép kín bảo vệ công trình.
Đền là hạng mục công trình nằm ở vị trí đầu tiên của khu di tích, thiết kế theo kiểu chữ “nhất”, được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu bê tông cốt thép, mái cuốn vòm thiết kế theo kiểu chồng diêm, lợp ngói nam, phần cổ đẳng nối giữa mái trên và mái dưới nhấn nối 3 chữ Hán: “Trạc quyết linh ” (Linh thiêng rõ rệt). Cửa đền gồm 3 khoang, xây kiểu cuốn vành mai, ngăn cách giữa mỗi khoang cửa là hệ thống cột trụ vuông, giữa mỗi cột trụ được nhấn câu đối bằng chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao của vị thần được thờ tại di tích.
Gác chuông nằm vuông góc với đền, xây theo kiểu cổ đẳng 2 tầng 8 mái. Tầng trên xung quanh xây gạch, trổ 4 cửa cuốn vành mai và bốn đầu đao uốn cong mềm mại. Tầng dưới là cổng chính xây cuốn vành mai với những đường nét uốn lượn hài hoà. Bao loan ngăn cách tầng trên, tầng dưới là dãy lan can có ô thoáng. Tại đây có treo quả chuông đồng.
Chùa Ba Xã xây quay mặt theo hướng Nam, kiến trúc theo kiểu tiền đao hậu đốc, mái lợp ngói nam với các góc đao uốn cong mềm mại, mang giá trị kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Bộ cửa công trình làm bằng gỗ, chia thành 3 khoang, mỗi khoang cửa được ngăn cách nhau bởi cột quân (kiêm cột hiên). Toàn bộ cánh cửa được gia công theo kiểu bức bàn, lắp dựng chân quay thuận lợi cho việc đóng mở. Bộ khung công trình được tạo dựng bởi sự liên kết của 6 bộ vì thiết kế theo kiểu thượng chồng rường, hạ kẻ bẩy. Gánh đỡ 6 bộ vì này là hệ thống cột gồm: 10 cột cái, 4 cột quân được tạo dáng thượng thư hạ thách, đặt trên các chân tảng đá cổ bồng. Tại đây có 3 dạng vì liên kết chủ yếu: vì nóc, vì nách và liên kết hiên (hồi).
Di vật
Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến nay công trình kiến trúc đền, chùa Ba Xã vẫn bảo lưu được những giá trị kiến trúc truyền thống. Bên cạnh đó, tại di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị như: ngọc phả, sắc phong, ngai, nhang án… thể hiện sự trân trọng và quyết tâm bảo tồn những di sản văn hóa quý báu mà cha ông xưa để lại.
Sự kiện – Lễ hội
Bên cạnh những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, di tích đền, chùa Ba Xã còn là nơi bảo tồn, lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, tiêu biểu là lễ hội truyền thống tưởng nhớ công lao của Đức thánh Linh Lang đại vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm. Trong lễ hội không chỉ các nghi lễ được thực hành mà nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa và trò chơi dân gian truyền thống được tái hiện, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đây chính là môi trường để lưu giữ, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa trong xu hướng hội nhập, phát triển hiện nay.
Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử và văn hóa, Đền chùa Ba Xã, thôn Thứ Nhất, xã Nam Hồng đã được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh năm 2019.
Tham khảo
- https://namtruc.namdinh.gov.vn/di-tich-lsvh-cap-tinh/-den-chua-ba-xa-thon-thu-nhat-xa-nam-hong-146015
- http://wikimapia.org/20682584/vi/CH%C3%99A-BA-X%C3%83-th%C3%B4n-L%E1%BA%A1c-%C4%90%E1%BA%A1o-H-Quang-N-Tr%E1%BB%B1c-N-%C4%90%E1%BB%8Bnh