Chùa Bãi Đông (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)

Chùa Bãi Đông (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)

Thông tin cơ bản

Chùa Bãi Đông được xây dựng ở sườn núi Bãi Đông của xã đảo Nghi Sơn, nay thuộc thôn Nam Sơn; phía tây bắc giáp khu dân cư (thôn Nam Sơn), phía tây nam giáp cảng nước sâu Nghi Sơn; phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp đồi 162 thuộc núi Ngọc Sơn. Đây là vị trí có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, toàn bộ chùa được nhìn ra Biển Đông mà trong tầm mắt chúng ta có thể nhìn thấy các hòn đảo lớn nhỏ trên biển như đảo Mê, hòn Bạng, hòn Sổ, hòn Bung, hòn Sập, hòn Nón, hòn Vót, hòn Nếu, hòn Duộc, hòn Biệng, hòn Bung… được mệnh danh là Thập bát mã sơn đều có hướng quay nhìn về Biện Sơn:

“Bung, Mê, Sổ, Sập tứ bề
Hòn Vây choi chói chầu về Biện Sơn”

Vị trí địa lý

Địa thế Biện Sơn có nhiều ngọn núi cao thấp khác nhau nhấp nhô như làn sóng biển. Xưa kia ở đây có một thảm thực vật dày đặc, xanh tươi um tùm rợp bóng quanh năm. Đứng ở đỉnh cao của Cù Lao Biện nhìn bốn phía mênh mông biển xanh biếc một màu; xung quanh đảo hàng năm do sóng vỗ cũng mang đến cho đảo những bãi cát vàng, vì thế mà Cù Lao Biện và đất liền ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Chùa Bãi Đông nằm ở vị trí Bãi Đông của đảo mà theo các cụ già là “Trạch đắc long xà địa khả cư” (tức là chọn được thế đất rồng rắn, có thể ở yên); đây cũng là khu vực dân cư đầu tiên mà các dòng người đến đây làm nghề chài lưới chọn nơi sinh tụ. Trong kháng chiến chống Pháp, người dân Bãi Đông đã chuyển về phía tây để tránh gió bão; còn ngôi chùa Bãi Đông vẫn nằm ở khu vực này. Trải qua thời gian hàng mấy trăm năm ngôi chùa đã bị tán phá bởi thời tiết và khí hậu cũng như phong trào bài phong trước đây.

Kiến trúc

Sử sách không thấy ghi chép nhiều, chùa chỉ còn lại trong trí nhớ của lớp người cao tuổi ở đây cũng như nhân dân quanh vùng. Những dấu tích hiện còn cho thấy toàn bộ không gian chùa được cấu trúc thành ba lớp, theo thứ tự từ thấp lên cao theo sườn núi. Phía dưới cùng là khu vực cổng chùa, lớp thứ hai là sân chùa, lớp thứ ba là khu vực chùa chính – nơi thực hiện các nghi thức lễ Phật mà ngày nay còn nhìn thấy được. Những hòn đá được xếp thành tường, cho thấy không gian kiến trúc chùa trước đây được người dân xây dựng ở một vị trí gần khu vực dân cư như tách biệt hẳn về phía nam làng.

Nhìn trên mặt bằng tổng thể, chúng ta cũng có thể thấy được khuôn viên chùa có 2 phần rõ rệt đó là khu vực chùa Chính (ngày nay nhân dân đã dựng nên một ngôi chùa tạm bằng tranh tre nứa lá) và một kiến trúc ở bên cạnh (về phía nam) có thể là nhà thờ Tổ hoặc nhà Mẫu!

Quan sát trên mặt bằng chùa chính cho thấy chùa trước đây được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh (J); loại kiến trúc này tương ứng với việc đặt các ban thờ theo quy định trong một công trình kiến trúc Phật giáo. Về kiến trúc tức là có nhà Chính điện (hay Thượng điện) đặt các ban thờ Phật, nối thẳng góc với Bái đường hay Tiền đường phía trước. Loại kiến trúc này cho thấy nhà Chính điện thường có 5 gian mà các vì kèo thưng theo thức “chồng rường bẩy hiên”; ở đây các bẩy vuông góc với thân cột, nâng mái với các đầu đao cong hoặc thẳng.

Ngoài kiến trúc chùa Chính, còn có kiến trúc nhà Tổ hoặc nhà Mẫu, được ngăn cách với nhau bằng một khoảng sân rộng.

Dấu tích hiện còn

Khu vực đất đai của di tích còn khá nguyên vẹn, đang được sử dụng trồng cây xanh để phủ đất trống. Năm 2008, toàn bộ khu vực Bãi Đông đã được cấp phép cho việc xây dựng và phát triển của dự án khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn với tổng diện tích 100 ha và để phát triển du lịch, thì việc khôi phục lại ngôi chùa Bãi Đông trong dự án phát triển du lịch ở xã đảo Nghi Sơn trong tổng thể khu kinh tế Nghi Sơn là hoàn toàn thuận lợi.

Di vật

Các bức tường đá bao quanh khu vực di tích; Gạch vồ thời Lê: 1 viên; Gạch bát lát nền: 14 viên; Chân tảng: 2 viên; Chân tảng đế lõm: 2 viên; Ngói mũi và mảnh ngói mũi: 25 viên; Gạch xây (thời Nguyễn): 13 viên; Chân đế sứ bình vôi cổ: 1 cái; Đá ngỗng cửa: 2 viên; v.v….

Những bức tường đá bao quanh khu vực di tích và hiện vật nêu trên, trước hết cho thấy sự tồn tại của ngôi chùa trong thực tế. Các di vật: Chân tảng cho thấy chùa được làm bằng gỗ có quy mô tương đối lớn; gạch có 3 loại: gạch vồ, gạch lát nền, gạch xây dựng; Ngói mũi (thời Nguyễn); chân đế bình vôi cổ (liên quan đến vật dụng của chùa); đặc biệt là tấm đá Ngỗng cửa, cho thấy chùa trước đây được sử dụng hệ thống cửa bức bàn.

Như vậy, từ những di vật cũng như cảnh quan trên đây, trên thực tế, chúng ta biết được vị trí của ngôi chùa Bãi Đông trong đời sống văn hóa của cư dân ở xã Đảo Nghi Sơn qua nhiều thế kỷ nay và nó cũng phù hợp với sự ghi chép của sách Đại Nam nhất thống chí. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước cùng với sự tàn phá mạnh mẽ của công cuộc bài phong, chùa Bãi Đông cũng chịu chung số phận bị bỏ hoang, đổ nát và các nguyên vật liệu được sử dụng và những mục đích khác nhau của làng xã. Hiện nay, ngôi chùa chỉ còn lại nền móng và một ít hiện vật, vật liệu cũ như đã nêu trên.

Tượng thờ trong chùa

Từ những dấu tích hiện còn, cho thấy chùa Bãi Đông được xây dựng vào thời Nguyễn, vì vậy mà Phật điện của ngôi chùa này cũng đã có đủ các tượng Bồ Tát và chư Phật.

Ở đây có nhiều bàn thờ, và bàn thờ chính ở giữa được làm thành những bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng có thể thay đổi do cách sắp xếp của những người trụ trì. Tuy nhiên theo sự mô tả của những già làng thì việc bài trí tượng Phật ở Phật điện được sắp xếp như sau:

Ở tầng cao nhất của bàn thờ ở giữa là chính điện, sát vách, có ba pho tượng được gọi là Tam Thế, tức tượng các vị Phật của ba thời gian Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Ba vị Phật này là đại biểu cho chư Phật mười phương, theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa.

Phía dưới ba pho tượng Tam Thế, là ba pho tượng Di Đà tam tôn, gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ tát Quan Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà có kích thước lớn hơn các tượng khác. Đáng lưu ý là tượng Quan Âm là nữ thần cứu khổ, cứu nạn, có thể giúp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, vượt qua các bệnh tật, tai ương. Tín ngưỡng này có thể đã kết hợp với các tín ngưỡng nữ thần có nguồn gốc dân gian.

Trên bàn thờ chính, dưới ba pho tượng Di Đà Tam Tôn, là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền đứng trên tòa sen.

Tượng Phật Thích Ca và tượng Cửu Long được bày ở tầng dưới cùng của bàn thờ chính. Hai bên tượng Thích Ca sơ sinh là tượng Đế Thích và tượng Phạm Vương, còn gọi là Phạm Thiên. Trong các ngôi chùa Đế Thích và Phạm Thiên được coi là các chúa tể của thế giới người và thần, nên khi đức Thích Ca chưa thành đạo, họ luôn ở bên cạnh để hộ trì. Vì họ được quan niệm là những ông vua, nên tượng của họ được tạo trong tư thế ngồi ngai báu, đội mũ miện, mặc áo cổ cồn.

Trên bàn thờ ở Thượng điện, ngoài tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca còn có tượng Phật Di Lặc.

Trong Tiền đường có hai tượng Hộ pháp, những thiên thần bảo vệ Phật pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Những tượng này được đắp bằng đất, phủ sơn, và có kích thước rất lớn, đầu gần chạm mái. Ngoài ra ở Tiền đường còn có bàn thờ mười vị Diêm vương, được gọi là Thập điện Diêm vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục. Bàn thờ mười Diêm vương được đặt sát tường ở hai bên chính điện. Trong nhà Tiền đường còn có một số bàn thờ khác, thờ thần Thổ địa (thần đất), Long vương, hay Đức ông – người bảo vệ tài sản của chùa.

Ở nhà Tổ, ngoài tượng các vị sư trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma – nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI. Tượng Bồ Đề Đạt Ma có mũi cao, tóc quăn, râu quai nón.

Ở chùa Bãi Đông cũng có bàn thờ Mẫu, vị mẫu có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam là Mẫu Liễu, tức công chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong “tứ bất tử” (bốn vị thánh bất tử). Bàn thờ Liễu Hạnh được đặt ngày ở Tiền đường. Qua cách bài trí và tượng thờ ở chùa Bà Thiều chúng ta biết được trước đây chùa thờ cả Thần và Phật – một hình thức thường thấy trong các ngôi chùa được xây dựng ở thế kỷ XVII.

Đời sống văn hóa cộng đồng

Có thể nói, sinh hoạt của nhân dân Biện Sơn xưa không thể nào tách rời khỏi nhịp điệu mùa màng. Người dân làng Biện Sơn đã tham gia và tổ chức những ngày lễ quan trọng liên quan đến ngôi chùa, đó là ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ quan trọng của Phật giáo, đó là ngày hội Vu Lan. Lễ Vu Lan được tổ chức nhằm cầu nguyện cho người chết được siêu độ, dựa vào kinh Vu Lan Bồn. Nhưng vì người Việt Nam là những người thờ cúng tổ tiên nên ngày lễ này trở thành có ý nghĩa đặc biệt. Người ta tin là vào ngày đó linh hồn ông, bà, cha, mẹ hay người thân thích đã chết được xá tội trở về (chỉ được tự do trong một ngày mà thôi) và con cháu phải bày lễ cúng cẩn thận. Ở chùa thì chư tăng làm lễ phóng sinh (như thả tự do cho chim cá), nhưng đặc biệt là làm lễ Chẩn tế cô hồn. Cô hồn là những hồn người chết bơ vơ, không nơi tương tựa, trở về xin “miếng cháo lá đa”. Lễ Chẩn tế còn gọi là lễ Thí thực (cho ăn) là vì vậy.

Ngoài ngày hội Vu Lan, hội Phật Đản (ngày sinh của đức Phật) vào ngày mùng 8 tháng Tư âm lịch cũng là một ngày hội lớn của Phật giáo. Một nghi thức quan trọng của ngày hội này là tắm Phật. Trước đây người ta thường “mài trầm hương, hòa hương với nước đen tắm tượng Phật, dùng bánh tròn tích khách để dâng cúng”. Ngày nay, người ta dùng nước ngũ vị hương (nước nấu bằng hoa cỏ thơm) dội lên thượng Phật. Cái khăn lau tượng bằng vải đỏ cũng được xé ra chia cho mỗi người một mảnh để cầu phúc.

Trong sinh hoạt văn hóa còn có hội chùa, bên cạnh hội đình, hội đền. Trong hội chùa Bãi Đông có những nghi thức Phật giáo như tụng kinh như lễ Phật, chạy đàn, phóng sinh… Hội chùa thường được chia làm hai mùa là hội mùa xuân và hội mùa thu, tổ chức vào các giai đoạn nông nhàn, tức là lúc không bận rộn công việc canh tác và ra khơi. Tuy nhiên, phần lớn hội chùa thường được tổ chức vào mùa xuân và thời gian kéo dài. Trong hội chùa có nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt vui chơi như thi ném pháo, trò thi nấu cơm gắn liền với lễ cầu mùa, hội thi làm bánh lá, bánh dày. Ngày hội chùa Biện Sơn là ngày hội quan trọng nổi tiếng trong vùng được tổ chức vào dịp đầu xuân. Và theo truyền thống thì trong ngày hội này các vị chư Phật, các vị thánh Mẫu là những vị thần, vị Phật có nhiều linh ứng: gọi gió, làm mưa, giúp dân vào những khi hạn hán, làm cho trời yên bể lặng để ra khơi.

Nhìn chung, những vấn đề trình bày trên đây phần nào đã cho chúng ta thấy được vị trí, diện mạo ít nhiều của ngôi chùa Bãi Đông và đã có nguồn gốc từ lâu đời. Qua dặm dài lịch sử, chùa Bãi Đông đã từng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã. Và hôm nay cho dù ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, những hiện vật, tượng thờ đã bị mất mát đi nhiều do sự biến động của thời gian, nhưng đối với cộng đồng dân cư xã đảo Biện Sơn (Nghi Sơn ngày nay) ngôi chùa Bãi Đông vẫn là một thực thể sống động trước mắt, cần phải nhận thức lại để phục hồi nhằm bảo tồn những giá trị vĩnh hằng của sức sống văn hóa ở một vùng đất.

Nguồn: Chùa Xứ Thanh (Tập IV), Phạm Văn Tuấn

____________________________

Tiếng Anh (English)

Bai Dong Pagoda is located on the slope of Bai Dong Mountain, in Nghi Son island commune, Nam Son village today, bordering the residential area and deep-water port of Nghi Son. The location offers stunning natural scenery, with views overlooking the East Sea and islands such as Me, Bang, So, Bung… collectively known as the Eighteen Peaks. The pagoda was built on spacious land, once with many mountains and lush vegetation.

The architecture of Bai Dong Pagoda is divided into three levels: the pagoda gate area, the pagoda courtyard, and the main Buddha worship area. With the style of the letter “Dinh” (J) architecture, the pagoda has a main hall and a Ancestral or Mother’s hall. The nature of the land and ancient materials indicate the existence and scale of the pagoda in the past.

Inside the pagoda, there are enough Bodhisattva and Buddha statues, arranged according to Buddhist tradition, from the Three Jewels to various Bodhisattvas and Buddhas. The cultural life of the community around the pagoda is diverse and rich, with festivals such as Vu Lan, Buddha’s Birthday, and activities of the pagoda association. Although the pagoda has deteriorated and lost many artifacts, it remains a vibrant symbol of culture for the community and needs to be preserved and restored.

Tiếng Trung (Chinese)

白东寺位于白东山坡上,今天是宁孙岛乡南村,与宁孙的居民区和深水港相邻。 这个位置提供了令人惊叹的自然景观,可以俯瞰东海和诸如梅、邦、索、邦等岛屿,被统称为十八峰。 这座寺庙建在宽敞的土地上,曾经有许多山和郁郁葱葱的植被。

白东寺的建筑分为三层:寺庙门区、寺庙庭院和主要的佛教礼拜区。 以“丁”字(J)建筑风格,寺庙有一座主殿和一个祖先或母亲殿。 土地的性质和古代材料表明了寺庙过去的存在和规模。

在寺庙内,有足够的菩萨和佛像,按照佛教传统排列,从三宝到各种菩萨和佛祖。 寺庙周围社区的文化生活多样丰富,有着如盂兰盆节、佛诞节等节日,以及寺庙协会的活动。 尽管寺庙已经破败并且失去了许多文物,但它仍然是社区文化的生动象征,需要被保护和恢复。

Tiếng Pháp (French)

La pagode de Bai Dong est située sur le versant de la montagne de Bai Dong, dans la commune insulaire de Nghi Son, au village de Nam Son aujourd’hui, jouxtant la zone résidentielle et le port en eau profonde de Nghi Son. L’emplacement offre un paysage naturel époustouflant, avec une vue sur la mer de l’Est et des îles telles que Me, Bang, So, Bung… collectivement appelées les dix-huit sommets. La pagode a été construite sur un terrain spacieux, autrefois avec de nombreuses montagnes et une végétation luxuriante.

L’architecture de la pagode de Bai Dong est divisée en trois niveaux : la zone de la porte de la pagode, la cour de la pagode et la zone principale de culte du Bouddha. Avec le style architectural de la lettre “Dinh” (J), la pagode a un hall principal et un hall ancestral ou maternel. La nature du sol et des matériaux anciens indiquent l’existence et l’ampleur de la pagode dans le passé.

À l’intérieur de la pagode, il y a assez de statues de Bodhisattva et de Bouddha, disposées selon la tradition bouddhiste, des Trois Joyaux aux divers Bodhisattvas et Bouddhas. La vie culturelle de la communauté autour de la pagode est diversifiée et riche, avec des festivals tels que Vu Lan, l’anniversaire du Bouddha, et des activités de l’association de la pagode. Bien que la pagode se soit détériorée et ait perdu de nombreux artefacts, elle reste un symbole vibrant de la culture pour la communauté et doit être préservée et restaurée.

Chấm điểm
Chia sẻ
Eaf8a521bd23787d2132

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)