Chùa Cầu Báu (Văn Giang, Hưng Yên)

Chùa Cầu Báu (Văn Giang, Hưng Yên)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Chùa Cầu Báu có tên chữ là Thiên Đế Tự, nằm ngay sát cây cầu bắc qua sông Nghĩa Trụ (còn gọi là sông Bắc – Hưng – Hải). Theo truyền thuyết ngày xưa khách Tàu để của (báu vật) ngay bên cây cầu, từ ý niệm đó cây cầu có tên là Cầu Báu, đền và chùa cũng mang tên là Cầu Báu.

Kiến trúc

Chùa được xây dựng kiểu chữ Đinh, gồm Hậu cung, tòa bái đường là nơi khách hành hương nghỉ chân trước khi vào lễ Phật. Tiếp đến là đệ nhị rộng 4m, dài 8m, kiến trúc theo kiểu chồng rường đấu sen, song nhìn chung các cấu kiện chủ yếu là chạm khắc họa tiết lá lật hoa sen cách điệu. Tòa hậu cung có lối kiến trúc con chồng đấu kê, đây là nơi tập trung chủ yếu hệ thống tượng Phật, ở những cột cái tòa hậu cung treo những câu đối gỗ được chạm khắc tỉ mỉ sơn son thiếp vàng. Hệ thống tượng Phật ở đây còn khá đồng bộ và đầy đủ, hầu hết các pho tượng đều được tạc vào thời Nguyễn. Tượng có thân hình cân đối, hài hòa mang tính dân gian được thể hiện qua nét mặt hoan hỉ, cử chỉ hài hòa.

Lịch sử

Những năm 1943-1944, khi cơ sờ hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ ờ Bần – Yên Nhân bị bọn Pháp và tay sai đánh hơi, các ông Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo, Hoàng Quốc Việt và bà Trần Thị Minh Châu đã bí mật về đền, chùa Cầu Báu ẩn náu, tiếp tục hoạt động và tuyên truyền đường lối cách mạng của Việt Minh đến quần chúng nhân dân, và kêu gọi quần chúng đứng dậy đấu tranh đòi quyền dân chủ. Tháng 5 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Việt Minh, nhân dân đã tập trung tại đền, chùa Cầu Báu đi phá kho thóc của Nhật ở Bần – Yên Nhân chia cho dân nghèo.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đội du kích xã Vĩnh Khúc được thành lập tại đền, chùa Cầu Báu, tiến hành phá đường 5 chặn bước tiến của địch.

Tham khảo

  • Trích “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn học, 2012, tr. 254-255.
5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)