Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam)

Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam)

Thông tin cơ bản

Một lần đặt chân đến Hội An du khách không chỉ say đắm trước vẻ cổ kính của phố cổ mà còn ngất ngây, choáng ngợp trước phong cảnh hữu tình của Chùa Cầu. Ngôi chùa là một mảnh ghép không thể thiếu của kí ức và cho đến ngày hôm nay ở trong tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này.

Vị trí


Chùa Cầu được bắc qua một lạch nước ngăn cách giữa 2 tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai thuộc Phường Minh AN, Hội An, Quảng Nam.

Lược sử


Theo một số tài liệu được ghi chép lại rằng, đây là cây cầu được những thương nhân người Nhật xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII để thuận tiện cho việc di chuyển qua lại, buôn bán giữa phố người Hoa và phố người Nhật. Vì trong cầu có am thờ nên người dân nơi đây thường gọi nó với cái tên Chùa Cầu.

Kiến trúc


Chùa Cầu có độ dài khoảng 18m, có mái che lợp ngói âm dương và được đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Phía cửa chính cửa Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán được dịch là Lai Vãn Kiều. Cả chùa và cây câu đều được làm bằng gỗ sơn son, chạm trổ rất tinh xảo và công phu, mặt chùa đặt quay về phía bờ sông. Hai bên cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một là tượng khỉ (thiên cẩu), một đầu là tượng chó (thân hầu). Ngôi chùa này không thờ tượng Phật mà bên trong gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi chuyện tốt lành. 

Những nét độc đáo của chùa Cầu


Có ai đó đã từng ví Chùa Cầu là điểm sáng của du lịch Hội An, là tình yêu của kẻ ở, người đi đầy lưu luyến thì quả thực không sai. Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố,  khoác lên mình vẻ trầm mặc, phảng phất chút buồn nhưng đượm niềm tin và hi vọng về tương lai. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài nét độc đáo của ngôi chùa này nhé!

Lý do xây dựng chùa 

Sự ra đời của chùa gắn liền với truyền thuyết về con quái vật Namazu. Theo người Nhật, Namazu là một con vật nguy hiểm mà đầu nó nằm ở Ấn Độ, thân thì ở Việt Nam nhưng đuôi lại ở Nhật Bản. Mỗi lần con quái thú cựa mình thì những thảm họa như lũ lụt hay động đất sẽ xảy ra. Để trấn giữ, ngôi chùa được người Nhật xây dựng lên với ý nghĩa là một thanh kiếm chắn ngang lưng con quái vật để ngăn không cho nó có thể cựa mình và bảo vệ sự yên bình cho cuộc sống của người dân ba quốc gia.

Chùa nhưng không thờ Phật

Thần Bắc Đế Trấn Võ được người dân thờ tự tại Chùa Cầu với mong muốn thần sẽ bảo hộ xứ sở, đem niềm vui, hạnh phúc đến cho con người trên mảnh đất này. Du khách đến đây không chỉ để tham quan, check in mà còn tìm chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn. 

Chùa được in trên tờ tiền 20.000

Mặc dù khá đơn giản nhưng Chùa Cầu có nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Chùa được in ở mặt sau tờ tiền polymer 20.000đ của Việt Nam. Do đó, chùa Cầu không chỉ là biểu tượng riêng của Hội An mà còn là tài sản quý giá, là công trình kiến trúc được người Việt đề cao. Năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia.

Tham khảo


  • https://tourdanangcity.vn/chua-cau-hoi-an/
  • https://tour.dulichvietnam.com.vn/diem-den/da-nang/tham-chua-cau-nhat-ban-ngoi-chua-linh-thieng-giua-pho-co-hoi-an.html
  • https://www.vntrip.vn/cam-nang/ghe-tham-chua-cau-mot-bieu-tuong-cua-pho-hoi-28643

 

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)