Chùa Đại Bi (Vũ Thư,Thái Bình)

Chùa Đại Bi (Vũ Thư,Thái Bình)

Thông tin cơ bản

Tên gọi và vị trí địa lý

Chùa Đại Bi hay còn được gọi với tên Nôm là Đại Bi tự (大悲寺), tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng rộng, thoáng mát, xung quanh là đồng ruộng và thôn dân tại xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Lịch sử 

Hiện nay chưa có thông tin cụ thể để xác định niên đại ngôi chùa được hình thành từ bao giờ, nhưng tính từ thời điển hiện nay đã được trùng tu, xây dựng trở thành một chốn già lam tại Thái Bình.

Kiến trúc cảnh quan

Hiện nay, chùa quay theo hướng Đông Nam được xây dựng trên một khu đắt bằng phẳng rộng. Bước vào khuôn viên chùa, hai bên đặt tượng Thích Ca (bên phải) và tượng Quan Thế Âm Bồ tát (trên trái), chính giữa là hồ sen hình chữ nhật. Tiến gần về phía Chính điện là khoảng sân rộng nơi sẽ diễn ra các sự kiện lễ hội hoặc mở khóa tu.

Chùa đã được xây mới hình chữ Đinh (丁), với kiến trúc trùng thiềm điệp ốc, hai mái, gồm 5 gian 2 trái, bờ nóc trang trí dải hoa chanh, hai đầu góc mái trang trí con Kìm có hình đầu rồng ngậm vào bờ nóc, đuôi uốn cong tròn… Tại hiên Chính điện đặt tượng Phật Di Lặc, bước vào tới Hậu cung: đây là phần nối dài phía sau Tiền đường của nhà Tam bảo. Mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc và bờ dải trang trí dải hoa chanh, góc mái, đầu bờ dải và giữa bờ dải có xây trụ vuông bên trên đắp hoa văn cách điệu theo kiểu tứ linh.

Hậu cung tòa Tam bảo chùa Báo Ân Trùng Nghiêm tương đối đặc biệt bởi phía trên nóc mái có xây tháp. Phần chân tháp có mặt bằng hình vuông, kết cấu gồm hai phần: phần đế rộng xây đặt trực tiếp lên nóc mái và phần đế nhỏ hình vuông ở trên. Phần đế rộng xung quanh có lan can trang trí hoa văn dây lá.

Tại tiền đường, hai gian bên đặt hai tượng hộ pháp: tượng Khuyến thiện, tượng Trừng ác.

Bên trái tượng Khuyến thiện đặt tượng Đức ông. Tượng có dáng hình quan văn, đầu đội mũ cánh chuồn, mặt đỏ, râu đen, mắt mở to, nét mặt nghiêm nghị. Tượng được tạo trong thế ngồi thả chân. Đối diện phía bên kia, ở bên phải tượng Trừng ác có đặt tượng đức Thánh hiền. Đức Thánh hiền đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn cát tường, tay trái để trên đùi, hai bên có hai thị giả.

Trong hậu cung tòa Tam bảo bố trí 5 lớp tượng, theo thứ tự từ trên xuống các tượng được bố trí như sau:

Ở vị trí cao nhất, giáp với tường sau hậu cung đặt bộ Tam thế Phật. Các vị được tạc giống hệt nhau trong tư thế ngồi kiết già.

Lớp thứ hai: là bộ Di đà tam tôn gồm 3 tượng: Phật A-di-đà ở giữa, Đại Thế Chí bồ tát bên phải, Quan Thế Âm bồ tát bên trái.

Lớp thứ ba: đặt tượng Thích Ca Mâu Ni, hai bên phải là tượng A Nan, bên trái đặt tượng Ca Diếp.

Lớp thứ tư: đặt tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề

Lớp thứ năm: chính giữa là bộ Cửu Long

Nối liền với Chính điện đằng sau là nhà thờ Tổ, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc trang trí dải hoa văn hoa chanh, hai đầu nóc trang trí tượng con Kìm có đầu hóa rồng, đuôi uốn cong. Tiền đường nhà Tổ có treo chuông đồng (bên phải) và khánh đồng (bên trái). Hậu cung nhà tổ đặt tượng và ảnh thờ các vị tổ sư trụ trì trước đây. Trong những năm gần đây có xây thêm một khu nhà phụ trợ khác nằm song song dựa lưng vào khu nhà tổ này, cửa quay về hướng Đông Nam.

Sự kiện và lễ hội

Lễ hội Quan Thế Âm Bồ Tát được Chùa Đại Bi tổ chức hàng năm vào ngày Khánh Đản Đức Quan Âm để tưởng nhớ về công đức của Ngài; cầu nguyện cho dân tộc bình an, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Đồng thời nhắc nhớ Phật tử và mỗi ngươi dân phải học theo hạnh nguyện ban vui cứu khổ của Bồ Tát Quan thế Âm, luôn mở rộng tấm lòng yêu thương, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh nghèo khổ, hoạn nạn trong cuộc sống; làm lợi ích cho nhân sinh xã hội…

5/5 (5 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)