Giới thiệu chung
Chùa Đô thuộc địa phận xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20km, xưa kia thuộc xã Trung Hưng, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961 sáp nhập về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cũng như bao nơi khác với hình ảnh thân thuộc từ bao đời của làng quê Việt Nam “cây đa, giếng nước, sân đình” trên quê hương Trung Mầu cũng có những ngôi chùa và đình làng nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân từ bao đời nay. Chùa Đô dược xây dựng với mục đích cao cả của đạo Phật là từ bi, bác ái, khuyến thiện, trừng ác, giáo dục con người hướng tới cái tốt đẹp trong cuộc sống. Chùa là nơi gắn kết các cư dân trong vùng, nơi bảo lưu các giá trị văn hoá tinh thần, góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước. Bên cạnh đó, chùa Đô còn là một di tích – một địa điểm gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Trung Mầu.
Trong thời kỳ 1941 -1944, Trung Mầu là cơ sở cách mạng, căn cứ an toàn khu của Trung ương và Xứ uỷ Bắc kỳ. Chùa Đô xã Trung Mầu là một trong những địa điểm liên lạc đưa đón các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân và nhiều cán bộ Trung ương Xứ ủy Bắc Kỳ đi về hoạt động.
Kiến trúc
Tam quan Chùa Đô là nơi ghi mật hiệu báo động cho các đồng chí cán bộ Xứ ủy của Trung ương về công tác tại Trung Mầu. Các lớp huấn luyện và nghiên cứu chính trị của Xứ ủy và cán bộ của Đảng do đổng chí Hoàng Quốc Việt chủ trì được tổ chức tại Chùa Đô.
Nhân dân xã Trung Mầu tự hào vì có Chùa Đô, một di tích lịch sử văn hóa của các lớp cha ông để lại, là một địa điểm rất quan trọng lưu giữ những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và quý giá của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Cùng với lịch sử cách mạng, Chùa Đô, tương truyền được xây dựng trước khi xây dựng cố đô Huế, chùa đã bị thực dân Pháp đốt phá trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (1947). Mặc dù được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm, nhưng trải qua những năm tháng mưa, nắng và những thăng trầm của lịch sử, Chùa Đô chí còn lại dấu tích như nền móng, chân tảng, tháp chùa… Chùa Dô đã để lại trong lòng người dân xã Trung Mầu cũng như các tầng lớp nhân dân trong vùng nói chung một dấu tích không thê nào quên “Chùa Đô một tên gọi gợi nhớ đến một di tích có lịch sử khởi dụng rất sớm, có liên quan đến lịch sử kháng chiến cách mạng dân tộc”.
Nguyện vọng của toàn thể nhân dân Trung Mầu, các nhà tài trợ, du khách thập phương và nhũng người con xa quê hương muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình và tha thiết muốn phục dựng lại Chùa Đô, đặc biệt là Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Bắc cùng Công ty Nông nghiệp quốc tế Cánh Đồng Vàng là nhà tài trợ chính. Việc phục dựng Chùa Đô là nguyên vọng chính đáng để nơi đây thực sự trở thành di tích lịch sử văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân đồng thời là điểm giáo dục truyền thống quê hương cho các thếhệ.
Đảng ủy – HĐND – UBND xã Trung Mầu đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện việc phục dựng Chùa Đô theo đúng quy trình và đã nhận được sự quan tâm, nhất trí về chủ trương của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm, các phòng ban chức năng của huyện. Đồng thời cũng nhận được sự đồng thuận của các đồng chí lão thành cách mạng đã từng hoạt động cách mạng ở Trung Mầu thời kỳ 1941 -1944. Cụ Nguyễn Văn Trân lão thành cách mạng đã có thư gửi các cấp lãnh đạo khẳng định giá trị lịch sử của chùa Đô đối với cách mạng, đồng thời mong mỏi các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện sớm cho phục dựng chùa Đô đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Ngày 25/3/2009, UBND huyện Gia Lâm có công văn số 221/UBND – VHTT về việc phục dựng chùa Đô gửi UBND thành phố; Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội với nội dung đổng ý phục dựng chùa Đô và đề nghị các cấp quan tâm chí dạo, hướng dẫn thực hiện. Ngày 09/4/2009, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội có công văn số 742/VHTT&DL-BỌLDT về việc phục dựng chùa Đô, xã Trung Màu. Nội dung công văn ghi rõ: “ Chùa Đô chưa nằm trong danh mục kiểm kê di tích của huyện Gia Lâm… Chùa Đô- xã Trung Màu là một trong những địa điểm di tích cách mạng kháng chiến, là địa điểm liên lạc, nơi các đ/c Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân … là các cán bộ của Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ đi về hoạt động – đã bị phá huỷ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946 – 1954); Do vậy, nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ, HĐND, UBND, UBMTTQ và các cụ lão thành cách mạng xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm muốn được phục dựng di tích chùa Đô là chính đáng… đề nghị UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo các phòng ban chức năng của huyện làm rõ một số vấn đề liên quan: các tư liệu lịch sử, khẳng định giá trị của di tích, dấu tích còn lại của di tích, xác định vị trí, hiện trạng sử dụng đất, quy mô phục dựng di tích. Hổ sơ thiết kếphục dựng di tích phải đảm bảo đúng các nguyên tắc về thể loại di tích chùa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo dạng thức kiến trúc truyền thống, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, UBND xã Trung Mầu đã mời lãnh đạo ƯBND, các phòng ban chức năng của huyện (Phòng Văn hoá và Thông tin, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính Kếhoạch) họp xin ý kiến, bàn việc thực hiện. UBND xã đã mời đơn vị tư vấn thiết kếkhảo sát địa chất khu đất xây dựng Chùa Đô, lập quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập hổ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán .. .trình UBND huyện Gia Lâm ra quyết định phê duyệt dự án, các bước chuẩn bị cho việc phục dựng Chùa Đô đãđược hoàn thiện.
Ngày 18/7/2009 chùa Đô đã được khởi cồng xây dựng hạng mục nhà tam bảo.
Chùa Đô được xây dựng tại vị trí đầu làng Trung Mầu, sát cạnh khu chùa cũ, chùa quay hướng Tây Nam, trên diện tích hơn 3.000m2. Theo thiết kếquy hoạch tổng thể mặt bằng chùa Đô sẽ gồm các hạng mục tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà tổ, nhà mẫu, nhà tăng, tam quan, sân và một số công trình phụ trợ.
Ngoài cùng là cổng tam quan được xây theo lối kiến trúc truyền thống. Qua một sân rộng lát gạch vuông màu đỏ là lối lên tam bảo (tương đương với 5 gian tiền đường) gồm bảy bậc được ốp đá xanh mịn bó vỉa, trang trí hình cánh sen, hai bên thành bậc là đôi rồng hướng ra phía ngoài.
Nhà Tam bảo kết cấu hình chữ đinh, gồm tiền đường và thượng điện, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài. Chính giữa bờ nóc đắp cuốn thư đề ba chữ Hán “Đô Thiền Tự”, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai đầu hồi đắp đôi tượng nghê, miệng ngậm bờ nóc. Hai bên tường hồi xây vượt ra một bức tường nối liền với hai cột trụ biểu kiểu trụ lồng đèn. Đỉnh trụ đắp nổi hình bốn chim phượng đầu quay bốn hướng chụm đuôi vào nhau tạo hình trái giành cách điệu. Phần lồng đèn trang trí hình tứ linh, thân trụ tạo gờ nổi đắp câu đối chữ Hán. Tiền đường gồm bảy gian, phía trước là hệ thống cửa bức bàn, phần trên trang trí tứ quí hoá rồng, phần dưới trang trí tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Hiên rộng 3m với tám cột đá, ba mặt trang trí đề tài rồng, tứ quý, mặt trước chạm các câu đối bằng chữ Hán nội dung ca ngợi Phật pháp và cảnh đẹp quê hương. Hai đầu hiên là hai cửa vòm đắp hình chữ thọ. Bộ khung đỡ mái gồm tám bộ vì kèo kết cấu theo kiểu “thượng giá chiêng, trung chồng rường hạ bẩy hiên”. Hệ thống cột dược làm kiểu “thượng thu hạ thách” đặt trên hệ thống chân tảng đá hình cánh sen trên tròn dưới vuông (đường kính cột cái 0,45m, cột quân 0,35m).
Thượng điện gồm bốn gian nối liền gian giữa nhà tiền đường, kết cấu bởi năm bộ vì kèo,
vì kèo phía ngoài kiểu “giá chiêng”, các vì còn lại làm theo kiểu “thượng giá chiêng trung chồng rường”. Chính giữa thượng điện xây bệ cao từ trong ra ngoài là nơi bài trí tượng phạt.
Bên trái tam bảo là nhà tả vu gồm ba gian hai chái, kiến trúc theo kiểu nhà cổ Huế, dựơc sử dụng làm nhà khách của chùa.
Nguồn kinh phí xây dựng chùa từ nguồn xã hội hoá do Công ty cổ phần xây dựng va thương mại Phú Bắc cùng với Công ty Nông nghiệp quốc tế Cánh Đổng Vàng là đơn vị lai Irợ chính và các tổ chức, cá nhân, các phật tử, quý khách thập phương hảo tâm công dức. (‘ông trình dự kiến hoàn thành và tổ chức lễ khánh thành vào dịp kỷ niệm 65 năm Cách mạng thang Tám (19/8) và Quốc khánh (2/9), là công trình thiết thực chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 nam Thăng Long Hà Nội.
Phục dựng Chùa Đô là niềm vui, niềm ước vọng của toàn thể cán bộ và nhân dân xa Trung Mầu. Tiếp theo công trình nhà tam bảo, các hạng mục nhà tổ, nhà mẫu, nhà tăng, cổng tam quan và các công trình phụ trợ trong khuôn viên chùa sẽ được xây dựng trong những nam tiếp theo. Song để làm được điều đó đòi hỏi sự quyết tâm và trách nhiệm cao của nhân dân xa Trung Mầu, tấm lòng hảo tâm của các cá nhân, các đơn vị doanh nghiệp, các quý khách thạp phương và các phật tử có tâm công đức để chùa Đô ngày càng khang trang đúng với kiến trúc truyền thống của một ngôi chùa Việt vùng đổng bằng Bắc bộ.
Chùa Đô sau khi được phục dựng sẽ làm sống lại những ký ức về một thời lịch sử oanh liệt của cán bộ và nhân dân địa phương, là địa chí học tập nghiên cứu và lưu giữ những giá 111 lịch sử văn hóa và cách mạng để nơi đây trở thành một địa điểm tham quan du lịch tín ngưỡng cho nhân dân và du khách thập phương trong tour du lịch khu vực Bắc Đuống huyện Gia I .ám Chùa Nành – Đền Phù Đổng – Chùa Đô và cách đó không xa là cụm di tích nổi tiếng Đen Dô nơi thờ 8 vị vua triều Lý.