Chùa Đức Viên (Hồng Đức Tự – Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Chùa Đức Viên (Hồng Đức Tự – Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Vị trí địa lý


Chùa Đức Viên số 4 phố Trần Xuân Soạn, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Lược sử


Chùa Đức Viên – tên chữ Hồng Đức Tự – là một ngôi chùa của thôn Hương Viên sau đổi thành Phương Viên rồi Đức Viên. Thôn này vốn thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; được thành lập từ đầu thế kỷ 19 dưới triều vua Minh Mệnh. Cổng chùa hiện nay mở ra phía đầu phố Trần Xuân Soạn, gần ngay phố Lò Đúc. rên tấm bia cổ nhất trong chùa, dựng năm Tự Đức thứ 3 (1850) ghi lại : “…chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới trên nền ngôi chùa cũ có từ xưa thuộc thôn Hương Viên đã bị hỏa hoạn…”.

Bài minh trên chuông “ Đức Viên tự chung” được tạo năm Thành Thái Canh Dần (1890) do nhà sư Diệu Niệm tu ở chùa soạn cũng ca ngợi về cảnh chùa linh thiêng “…chùa hiển linh cả một vùng rộng lớn, người xưa cúng cầu tấp nập, rạng rỡ khắp trong triều nội, ngoại…”. Năm 1947, chùa bị Pháp đốt cháy, các công trình kiến trúc hiện nay của chùa là kết quả của lần trùng tu lớn nhất năm 1950

Kiến trúc


Tam quan mới của chùa Đức Viên ngày nay bao gồm 5 cửa gỗ, xây bằng gạch để trần, tháp chuông ở giữa cao 3 tầng, hai bên đối xứng không hoàn toàn. Tam quan cũ sau khi đại trùng tu vẫn giữ kiểu dáng cũ, gồm 3 cửa độc lập với 2 tầng 8 mái lợp ngói ống giả và 4 trụ biểu nhỏ, tất cả quét vôi màu xám nhạt. Vỉa hè đoạn phố này chỉ rộng khoảng 3m, đã thế còn bị xe máy và hàng quán chiếm dụng nên trông khá nhem nhuốc.

Du khách thường vào thăm chùa qua lối cổng bên trái của tam quan cũ, thoạt tiên sẽ thấy sân trước dưới bóng cổ thụ um tùm. Chùa chính gồm tiền đường 5 gian và thượng điện 3 gian, kết nối với nhau theo kiểu chữ Đinh. Trong tòa tiền đường cũng như thượng điện có treo những bức đại tự, câu đối, cửa võng,… sơn son thếp vàng lộng lẫy, trang trí bằng các kỹ thuật chạm thủng, chạm lộng theo phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn.

Nhà Tổ 3 gian là nơi thờ các vị sư từng trụ trì chùa. Nhà Mẫu rộng 5 gian gồm 2 nếp nhà song song làm thành hình chữ Nhị, thờ Tam tòa Thánh Mẫu và vua cha Ngọc Hoàng. Bên phải còn bày ban thờ Mẫu Thượng Ngàn12 cô Sơn Trang, bên trái bày ban thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Di vật 


Hệ thống tượng tròn trong chùa Đức Viên gồm trên 50 pho. Đáng chú ý là các bộ tượng Tam Thế Phật, A Di Đà Tam tôn, Tứ Thiên vương…. Tại tiền đường còn có 1 ban thờ danh thần Chu Văn An như thành hoàng làng Phương Viên. Nhà chùa còn lưu giữ được một bản Thần phả sao chép sự tích về Ngài, 5 tấm bia đá, một chuông đồng đúc năm Thành Thái thứ 2 (1890) ghi việc công đức của 3 thôn Phương Viên, Thành Môn, Hành Hương và ca ngợi cảnh chùa linh thiêng…

Các mảng gỗ trong nhà Mẫu cũng như nhà Tổ được chạm khắc tinh tế với đề tài tứ quý và trên các cánh cửa kiểu bức bàn là các hình chạm dơi, chim muông, cây hoa…. Các pho tượng đặt bên trong cùng các hoành phi, câu đối đều có số lượng lớn, được tạo tác tinh xảo và mang giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, chùa còn có 1 bài vị lớn 150x250cm chạm khắc cầu kỳ, ghi tên họ của nhiều gia tộc đóng góp công đức tu tạo chùa và mang niên đại Tự Đức thứ 27 (1825).

Tham khảo


  • https://phatgiaohanoi.vn/chua-duc-vien-hai-ba-trung.html
  • http://haibatrung.hanoi.gov.vn/bai-viet/-/asset_publisher/PNkgUCccryJN/content/chua-uc-vien
Chấm điểm
Chia sẻ
5. Chùa Đức Viên - Hai Bà Trưng ( Nguồn_ GG Maps)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *