Chùa Giám (Cẩm Giàng, Hải Dương)

Chùa Giám (Cẩm Giàng, Hải Dương)

Chùa Giám là công trình phật giáo độc nhất tại Việt Nam. Chùa tọa lạc tại xã Cẩm Sơn, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương. Chùa Giám có tên gọi khác là “Nghiêm Quang tự”

Lược sử 


Chùa Giám là công trình kiến trúc tương truyền có từ thời Lý, xây dựng ở cuối thế kỷ XVII và đại trùng tu vào đầu thế kỷ XX. Tiền thân vốn là chùa Nghiêm Quang Tự nằm  tại phía tây huyện Cẩm Giàng. Nơi đây là nơi thiền sư Tuệ Tĩnh từng hành nghề thuốc cứu người. Sau hơn 6 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa cũ đã xuống cấp rất nhiều và bị đe dọa phá hủy bởi bom đạn, cho nên tới tháng 4-1970 phải dời đi gần 7km và dựng lại theo kiến trúc nguyên thủy tại vị trí hiện nay, cách Văn miếu Mao Điền ở phía tây-nam chừng 4km.

Chùa là nơi thờ phật cùng đại danh y – Tuệ Tĩnh, chùa được xây dựng tại thời Lý được Tuệ Tĩnh trùng tu vào thế kỷ XIV. 

Hiện nay, chùa Giám với nhiều hạng mục bằng gỗ đang bị xuống cấp nghiêm trọng, sư thầy Thích Thanh Lương đang tổ chức khuyên góp để trùng tu, sửa chữa và tiếp tục sự nghiệp bảo tồn di tích lịch sử.

Kiến Trúc và cảnh quan 


Cổng tam quan Chùa Giám có đề tên chữ hán ” Quán Tự Tại“. Bước qua cổng tam quan là sân gạch rồi đến hồ nước, hai bên là các hàng cây xanh. Rẽ bên trái là đến nghè Giám cạnh gốc đa cổ thụ.  Vòng qua hòn non bộ là đến tiền đường.

Chùa Giám mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng với hình “nội Công ngoại Quốc”. Khu chùa chính có tường vây kín và cửa ngách thông sang nhà Tăng. Tiền đường gồm 5 gian 2 dĩ, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Bên gian hữu mạc có treo một quả chuông cổ.

Sau hậu cung là một cột hương bằng đá cổ. Đến ngôi nhà phẩm xây trên nền cao, rộng gần 8m2 và cao trên 10m, gồm 3 tầng với 12 mái rất đẹp. Bộ khung nhà bằng gỗ, trên lợp ngói vẩy cá, các đầu đao uốn cong, phía dưới có các mảng gỗ được chạm khắc tinh xảo, bên trong đặt tòa Cửu phẩm Liên hoa nổi tiếng độc đáo.

Song song bên ngoài chính điện và nhà phẩm là 2 dãy hành lang tả hữu với mái cũng thấp, gồm 11 gian thờ tượng 18 vị La Hán chen lẫn các tấm bia đá cổ. Hậu đường rộng 7 gian, trong đó đặt các ban thờ Thiền Sư Tuệ Tĩnh, thờ Mẫu thờ sư Tổ.

Bên hữu khu chùa chính có một vườn tháp mộ trầm mặc. Bên tả là sân cây cảnh với các dãy nhà Tăng, nhà khách, nhà thọ trai kề liền nhau thành hình thước thợ. Từ đây nhìn vào chùa chính chỉ thấy những phần mái cao và bức tường rất dài. Phần lớn diện tích của khuôn viên ngôi chùa Giám rộng lớn được che phủ bởi những tán lá cây xanh mát mẻ.

Báu vật quốc gia: Tòa Cửu phẩm liên hoa


Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa được sơn son thiếp vàng với những hoa văn có giá trị thẩm mỹ cao.Tòa cửu phẩm liên hoa đặt trên ngõng đá tựa ổ bi. Trên các tầng sen có 144 pho tượng ở 54 lần cánh sen. Tầng trên cùng có tượng Adi đà.

Năm 2016, tòa Cửu phần Liên Hoa của chùa được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo quan niệm phật giáo, cứ quay 1 vòng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thì lời trì tụng được nhân lên thành 3.542.400 lần. Cửu Phẩm Liên Hoa mang ý nghĩ từ bi, vị tha, bác ái của đạo phật.

Đồng thời thể hiện sự phát triển của dòng phái thiền Trúc Lâm Yên tử. Tòa tháp cửu phần liên hoa ở Việt Nam là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao được lưu giữ đến hiện nay.

Tham Khảo 


  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Gi%C3%A1m
  • https://phatgiao.org.vn/chua-giam–noi-luu-giu-bao-vat-quoc-gia-d41100.html
Chấm điểm
Chia sẻ
1. Chùa Giám (Hải Dương - Nguồn vi.thewillandthewallet.org)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *