Chùa Hải Ấn là ngôi chùa nổi danh được xây dựng tại tổ số 8, Khu Tháp Bà, Phường Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Người dân vùng này thường gọi chùa theo cách thân mật là ” Chùa Hang”. Vì trong chùa có một hang động săn sâu lên đỉnh núi. Chùa Hải Ấn được miêu tả theo cách nhận biết: đứng trên triền núi xanh, bao quanh bởi cây xanh. Chùa nổi bật lên với tường vàng, cùng những vòm mái cong cong mà đỏ sừng sững.
Lược sử
Theo dân gian kể lại vào năm 1968, cố Ni sư Nữ Chánh Lượng đến vùng đất này lập một am thờ Phật ngay trong hang. Trong suốt 2 năm ròng, ” nhất bộ nhất bái” (theo nghĩa mỗi bước một lạy) trì kinh Pháp Hoa. Để cầu nguyện được lập nên ngôi chùa.
Chính vì thế, chùa xây dựng ngay cạnh hang động, cùng với đó hoàn thành vào những năm 1971. Chính cố Ni sư Nữ Chánh Lượng chính là tổ khai sơn ra chùa. Chùa Hang là nơi thờ Phật, Bồ Tát và Tổ khai sơn.
Kiến Trúc và Nghệ thuật
Chùa Hải Ấn là ngôi chùa có giá trị nghệ thuật nổi tiếng tại Thành Phố Nha Trang, Theo những di vật còn sót lại. Chùa Hang vẫn còn đó, sau khi cô Ni sư viên tịch, chùa vẫn được trùng tu và tu bổ xây dựng thêm nhiều công trình tạo ra khuôn viên rộng rãi trang trọng và tráng lệ.
Chùa Hang- hang động nép bên chánh điện nguy nga. Hai bên cửa hang là bộ “Khuyến Thiện- Trừng Ác” trấn yểm. Bước vào bên trong hang động mang lại không khí thiêng liêng, cổ kính, tưởng chừng như nghe tiếng thầm thì của những tảng đá trắng nhám.
Bên phải ngôi chùa, có một chiếc tháp màu xanh của đá núi mọc lên giữa những khóm hoa lạ, những hàng cây dương liễu tỏa bóng râm, đó là bảo tháp của tổ khai sơn đã được xây sẵn lúc Sư Bà còn tại thế.
Các công trình Chánh điện, nhà hậu Tổ, Ni xá, hành đường, tường thành, cổng Tam quan… đều đã được tu sửa nâng cấp ngày càng khang trang và tiện dụng hơn trước. Một “hang động nhân tạo” nho nhỏ cũng được thiết kế và bài trí ngay bên lối đi lên “hang động thiên tạo”, tạo thêm cảnh sắc núi non hoa lá hài hòa. Phía trước hang động, bên trái còn có một tượng Phật Di Đà uy nghiêm và nhân từ được an vị trên một tảng đá cao cao ngay vị trí mà trước kia đặt tháp xá lợi. Ngoài điện Quan thế Âm ngoài sân phía trước chánh điện, còn có một đài Quan Thế Âm khác trên một tảng đá lớn trên sườn núi với lối đi lên bằng những bậc cấp bên cạnh hang động. Tượng Quan Thế Âm này lộ thiên, lớn hơn, tay niêm ấn, tay cầm cam lồ thủy, đứng trên một quả địa cầu nhìn ra hướng biển Đông như luôn sẵn sàng “tầm thanh cứu khổ” cho chúng sanh trên những chuyến tàu ra khơi xa vốn luôn đầy gian nan trắc trở…
Chùa Hải Ấn nổi tiếng với giếng nước đặt trong khuôn viên chùa. Giếng được đặt tại bên ngoài, phía trước dãy nhà trù. Có nhiều câu chuyện kể lại về ngôi giếng này. Dân chúng thường hay nghiêng mình cung kính gọi là Giếng Phật. Nếu để ý kỹ, du khách có thể nhận ra tảng đá có dáng dấp một con Nếu không để ý, du khách sẽ không nhận ra tảng đá có giếng nước ngọt trong chùa mang dáng dấp của một con voi,người ta gọi đó là “Hai ông tượng chầu Phật”. Hai “ông tượng” huyền thoại này được gọi tên cung kính là Hắc Đô và Hắc Giang, và còn có nhiều người bằng tuệ nhãn nhìn ra rằng tảng đá phía bên ngoài đường có hình dạng như chiếc thuyền lớn đang cập bến, nên gọi đó là Thuyền Bát Nhã.
Chùa Hải Ấn đã và đang mở mang thêm bằng cách xây dựng cơi nới thêm lầu chánh điện, vườn Lâm – Tỳ – Ni, tượng Thái tử cưỡi ngựa Kiền Trắc vượt sông xuất gia cùng Xa Nặc theo hầu, còn có những dãy bậc cấp dẫn lên tận phía trên đỉnh núi cho đúng nghĩa “du sơn”, để khách có thể ngắm nhìn những tượng đài Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, vườn Lộc Uyển, đức Phật thành đạo… giữa một cảnh quan độc đáo xứng đáng là một chốn danh lam truyền lưu hậu thế.
Tham Khảo
- https://thuvienhoasen.org/a7965/chua-hai-an-chua-hang-nha-trang
- https://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-trong-nuoc/cac-chua-o-khanh-hoa/chua-hai-an/
- https://phatgiao.org.vn/doc-lai-van-bia-lich-su-chua-hai-an-d37179.html
________________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Hai An Pagoda, also affectionately known as “Chua Hang” (Cave Pagoda), is located at Group 8, Thap Ba Area, Vinh Phuoc Ward, Nha Trang City, Khanh Hoa Province. It is renowned for a deep cave within the mountain. The pagoda stands out with its yellow walls and curved red roofs, surrounded by lush greenery. According to legend, in 1968, the late Nun Chanh Luong established a Buddhist shrine in the cave and performed the ritual “one step, one bow” for two years, praying for the construction of the pagoda, which was completed in 1971. Hai An Pagoda worships Buddha, Bodhisattvas, and the founding nun. After the nun passed away, the pagoda was preserved, renovated, and expanded into a solemn and magnificent site. The grand main hall and ancient cave are decorated with the “Encouraging Good – Punishing Evil” statues at the cave entrance, creating a sacred atmosphere inside. To the right of the pagoda is a blue stone stupa, the resting place of the founding nun, built during her lifetime. Structures such as the main hall, ancestral house, nuns’ quarters, dining hall, walls, and three-entrance gate have been repaired and upgraded, along with a small artificial cave adding to the harmonious landscape. The pagoda is also famous for its Buddha Well, with a rock shaped like an elephant beside it, called “Two Elephants Worshiping Buddha.” The pagoda is expanding with new structures like the main hall tower, Lumbini garden, and a statue of Prince Siddhartha riding a horse, making it a remarkable scenic and spiritual site for future generations.
Tiếng Trung (Chinese)
海安寺,亦被亲切地称为“洞庙”,位于越南芽庄市金化省威瀑区第八组。以山中深洞而闻名。寺庙以黄墙和红色弯曲屋顶著称,四周绿树环绕。根据传说,1968年,已故的尼姑禅灵在洞中建立了一个佛教圣地,并连续两年进行“一步一礼”的仪式,祈祷建造寺庙,于1971年完成。海安寺供奉佛陀、菩萨和创立尼姑。尼姑去世后,寺庙得到保护、翻新和扩建,成为一个庄严、壮丽的场所。主殿和古洞装饰有“鼓励善行 – 惩罚恶行”的雕像,洞口处营造了一种神圣的氛围。寺庙右侧是一座蓝色石塔,是创立尼姑的安息之地,在她有生之年建造。主殿、祖居、尼姑宿舍、餐厅、墙壁和三门已经修复和升级,还有一个小型人工洞增添了和谐的景观。寺庙还以其佛井而闻名,旁边是一个象形岩石,称为“两只大象崇拜佛陀”。寺庙正在扩建,新建筑物包括主殿塔、莲池花园和一尊乘马的悉达多王子雕像,使其成为未来世代一个显著的风景和精神场所。
Tiếng Pháp (French)
Le pagode Hai An, également connue affectueusement sous le nom de “Chua Hang” (Pagode de la Grotte), est située au Groupe 8, dans la région de Thap Ba, quartier de Vinh Phuoc, ville de Nha Trang, province de Khanh Hoa. Elle est renommée pour une grotte profonde à l’intérieur de la montagne. La pagode se distingue par ses murs jaunes et ses toits rouges courbés, entourés d’une végétation luxuriante. Selon la légende, en 1968, feu la nonne Chanh Luong a établi un sanctuaire bouddhiste dans la grotte et a accompli le rituel “un pas, une révérence” pendant deux ans, priant pour la construction de la pagode, achevée en 1971. La pagode Hai An vénère Bouddha, les Bodhisattvas et la nonne fondatrice. Après le décès de la nonne, la pagode a été préservée, rénovée et agrandie pour devenir un site solennel et magnifique. Le grand hall principal et la grotte ancienne sont décorés de statues “Encourager le Bien – Punir le Mal” à l’entrée de la grotte, créant une atmosphère sacrée à l’intérieur. À droite de la pagode se trouve un stupa en pierre bleue, lieu de repos de la nonne fondatrice, construit de son vivant. Des structures telles que le hall principal, la maison ancestrale, les quartiers des nonnes, la salle à manger, les murs et la porte à trois entrées ont été réparées et améliorées, ainsi qu’une petite grotte artificielle ajoutant au paysage harmonieux. La pagode est également célèbre pour son puits de Bouddha, avec un rocher en forme d’éléphant à côté, appelé “Deux Éléphants Vénérant Bouddha”. La pagode s’agrandit avec de nouvelles structures telles que la tour du hall principal, le jardin de Lumbini et une statue du prince Siddhartha chevauchant un cheval, en faisant un site remarquablement pittoresque et spirituel pour les générations futures.