Chùa Hải Đức (Nha Trang, Khánh Hòa)

Chùa Hải Đức (Nha Trang, Khánh Hòa)

Thông tin cơ bản

Chùa Hải Đức là ngôi chùa tâm linh nổi tiếng. Chùa tọa lạc tại số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, Thành Phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây, được mệnh danh là công trình phật giáo nổi tiếng của Tỉnh Khánh Hòa được thiết kế theo kiến trúc Á Đông cổ kính.

Lược sử


Theo dân gian kể lại, ở cuối triều Tự Đức (1883), Thành phố Nha Trang chỉ là một làng chài nhỏ ven biển.Được Ngài Viên Giác Thiền sư xây lên thảo am nhỏ lấy tên là “Duyên Sanh Tự”. Đến những năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891) chùa mở một đại trùng tu lớn. Trở thành một tu viện trang nghiêm. Ngài Viên Giác nhận thấy rằng: chùa đặt trên địa bàn làng Phước Hải, người dân trong  làng ăn ở hiền đức. Vì Vậy, chùa có tên ” Hải Đức tự” có từ đây.

Sau khi Ngài Viên Giác viên tịch, vào năm Bảo Đại thứ 14 (năm 1938) Bích Không đại sư trụ trì. Nhận thấy, ngôi chùa đã quá cũ, cộng thêm thành phố mỗi ngày càng đông đúc, ồn ào. Ông đã chọn Hòn Trại Thủy là một nơi thích hợp để tu tập. Đầu năm Quý Mùi (1943), chùa Hải Đức được khởi công xây dựng, đến đầu năm 1945 thì hoàn thành.  

Hải Đức tự là nơi linh thiêng thờ Phật. Đây còn là ngôi chùa nổi tiếng với quang cảnh tuyệt đẹp.

Kiến trúc


Chùa Hải Đức được xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông, theo lối trang nghiêm cổ kính. Về pho tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu: “Từ chùa Hải Đức có đường lớn dẫn lên chùa Long Sơn ở lưng đồi và lên pho tượng Kim thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi. 

Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay phía trên chùa Long Sơn. Việc đúc tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành năm 1965, do Thượng tọa Thích Đức Minh, lúc đó là Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện. Tượng có chiều cao từ mặt bằng lên 24m, từ đế lên 21m, phần tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m. Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo. 

Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,20m. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim thân Phật Tổ uy nghi với nụ cười an lạc trên khuôn mặt đầy vẻ bao dung.” 

Bước tới chánh điện, nơi có hàng cột đề ba câu đối liên:.

Câu chính giữa:

Hải thủy trừng thanh vạn tượng tề hiện;

Đức hương ôn nhã nhất thiết mông huân

Câu kế:

Hạnh thảo tác thân mao đoan hiện sát;

Vi phong thuyết pháp ngoạn thạch điểm đầu

Về cơ sở vật chất và khung cảnh của chùa thì “Mấy dãy học viện, tăng phòng, tịnh thất mới cất thêm gần đây nới rộng phạm vi của chùa. Một con đường mới trổ, chạy ngang qua lưng đồi Trại Thủy, từ Tây xuống Đông, nối liền chùa Hải Đức và chùa Long Sơn.

Cây bồ đề trước sân chùa, những cây mít, cây xoài, cây khế ở chung quanh chùa, ở triền đồi mỗi ngày mỗi cao cội sum cành, giúp cho cảnh chùa thêm thâm u tĩnh mịch.

Phật giáo cũng là một phần trong nền văn hóa Việt Nam. Nay một lần nữa, cùng nhau đọc lại vài câu chuyện về ngôi chùa Hải Đức cùng quá trình hình thành Phật Học Viện Trung phần tại Nha Trang qua lời kể được trích dẫn từ các sứ giả của Như Lai, của tác giả Xứ Trầm Hương, và của những người yêu mến đạo Phật để có thể hiểu thêm về những nét chấm phá tuyệt đẹp trong bức tranh tổng thể sắc thái tâm linh Phật giáo và đồng thời để củng cố thêm niềm tin đạo hạnh trên bước đường tu học.

Tham khảo


  • https://vinpearl.com/vi/ghe-chua-hai-duc-nha-trang-ngoi-chua-gan-lien-voi-nhung-cau-chuyen-ly-ky
  • https://mytour.vn/location/784-chua-hai-duc-nha-trang.html
  • https://hanhtrinhtamlinh.com/chua-hai-duc/
Chấm điểm

Hình ảnh

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)