Chùa Hòa Mạc (Duy Tiên, Hà Nam)

Chùa Hòa Mạc (Duy Tiên, Hà Nam)

Thông tin cơ bản

Chùa Hòa Mạc Hà Nam – nơi cổ kính quyện hòa hiện đại. Một ngôi chùa rung dị nằm giữa một vùng thôn quê rộng lớn. Một ngôi chùa hiếm hoi thờ tôn giả Kiều Đàm Di, ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Đó là chùa Hòa Mạc, tỉnh Hà Nam.

Vị trí địa lý

Nằm trên đất của thị trấn Hoà Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa được mô tả như một nét đẹp thanh bình và truyền thống, vững vàng từ thời xa xưa.

Đó là nơi mà cư dân trong làng đã truyền lại tinh thần và lòng hiếu khách từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mái chùa không chỉ là nơi che chở tinh thần của dân tộc mà còn là biểu tượng sống động của cuộc sống bền vững và truyền thống văn hóa mà tổ tiên đã kế thừa qua hàng trăm năm.

Lịch sử

Chùa Hoà Mạc cũ được xây dựng từ năm Thành Thái thứ 14, có niên đại hơn 100 năm. Về sau, dưới sức tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa cổ bị phá huỷ, chỉ còn giữ lại trên nền móng cũ một ngôi chùa 2 gian nhỏ bé.

Chùa Hòa Mạc có ngôi nhà tổ Bề Thế, nhà tổ Chùa Hòa Mạc được khánh thành vào năm 2015, bên trong đặc tượng thờ tôn giả Kiều Đàm Di, ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Tổ Kiều Đàm Di là vị tổ ni đầu tiên của hàng ni trúng thời đức Phật. Ngài là vị ni đầu tiên tu hành chứng đắc quả vị Phật, là thượng thủ của hàng ni trúng. Cũng từ đó mà lớp lớp người nữ được xuất ra.

Lúc đầu xuất ra, người nữ gặp rất nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ trong các quy định của bộ luật Ấn Độ. Họ đã coi người nữ chỉ giữ vị trí nhỏ nhoi trong xã hội. Nhưng đối với đức Phật, Ngài đã thấu suốt cuội nguồn tâm tính chúng sinh, nên sau ba lần thỉnh cầu, Ngài đã quyết định cho phái nữ được xuất ra. Tổ Kiều Đàm Di đã gia nhập tăng đoàn, cùng 500 người nữ hoàng tộc quyết trí tu hành đã viên thành.

Ngày nay trên cơ sở của ngôi chùa cổ kính, một ngôi chùa mới đã được xây dựng lên, lộng lẫy và uy nghi hơn nhiều. Nằm sau một khu vườn rộng lớn trồng cây ăn quả, chùa Hòa Mạc vẫn trầm lặng và giản dị như ngày nào.

Kiến trúc

Chùa Hoà Mạc mới là sức kết hợp của lối kiến trúc truyền thống và với sự hiện đại và thuận tiện. Chùa được xây dựng trên một thế đất cao, vừa tạo cảm giác tôn nghiêm lại tránh được ngập lụt vào mùa mưa của vùng đất chiêm trũng Duy Tiên. Chùa Hoà Mạc mới là một trong những ngôi chùa đặc biệt nhất của Việt Nam.

Khuôn viên của chùa rộng rãi khoáng đạt giữa khoảng sân to là hòn non bộ quanh năm nước chảy róc rách khiến lòng người thanh tịnh và bình an khi đặt chân tới chùa.

Chùa Hòa Mạc được xây dựng theo lối chữ Công, hai tầng. Ngoài tam bảo và nhà tổ được xây dựng to đẹp, chùa còn có nhiều gian nhà phụ khang trang và bể thế, phục vụ cho các hoạt động Phật giáo, thường xuyên được tổ chức tại nhà chùa.

Mô phỏng theo tầng 1 của chùa Bầu – Phủ Lý – Hà Nam. Bên trên thiết kế hiện chưa có hậu cung, để sàn nóc không bị đè lên các tượng Phật. Và vẫn đủ thoải mái, rộng rãi, có ban thờ, có nơi cho Phật tử hành lễ. Thể hiện giữa cũ và mới. Mái ở tầng 1 đổ mái bằng, theo kiến trúc mới, thường làm mái bằng.

Tầng 2, làm bằng gỗ, và cũng trạm đục, trồng rường, đấu sen. Hàng trước là đấu sen, và 3 bên hiên là kẻ bẩy, theo lối cổ cũ, để cho hiên rộng ra, để các công việc sinh hoạt của nhân dân tín đồ Phật tử được phù hợp.

Một trong những điểm nổi bật của chùa Hòa Mạc chính là sự bình dị của một ngôi chùa vùng thôn quê. Nét bình dị gần gũi ấy được thể hiện ngay tại ngôi tam bảo của chùa. Tam bảo của chùa Hòa Mạc không quá bề thế. Các bức tượng Phật được tạo với phong thái giản dị, tạo cảm giác gần gũi nhưng vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm.

Trong nhà tổ của chùa Hòa Mạc ngày hôm nay, bức tượng thờ Tổ Kiều Đàm Di được tạc với nên mặt hiền hòa, đặt trên cao, ánh mắt như dõi theo thế nhân, khuyên con người ta một lòng hướng thiện. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chùa Hòa Mạc lại thờ vị Tổ Ni Kiều Đàm Di.

Trong năm 1991, Nhi Sư Thích Đàm Huệ được cử về trụ trì chùa Hòa Mạc. Từ những ngày ấy, Nhi Sư đã cùng Phật tử bốn phương chung tay sửa sang lại ngôi chùa được bể thế như hôm nay. Ni Sư luôn tâm niệm có mực trốn để thờ Tổ Kiều Đàm Di vị sư tổ của mình.

Hiện nay trong chùa Hòa Mạc cũng chỉ có các Nhi Sư tu hành. Tổ Kiều Đàm Di là di mẫu của Đức Phật. Ngài đi xuất ra tu hành từ thời còn Đức Phật. Và ngài chính Đức Phật là người công nhận Tổ Kiều Đàm Di và rất nhiều người nữa là đã đắc đạo. Và chính Đức Phật là người đưa xá lợi của Tổ Kiều Đàm Di nhập vào tháp.

Là một ngôi chùa thờ vị Tổ Ni lại được trụ trì bởi một ni sư. Chùa Hòa Mạc có những nết nữ tính rất riêng mà ta khó lòng tìm hiểu.

Trước nhà tổ, chùa xây dựng một lầu chuông to. Ở những ngôi chùa khác, gác chuông thường được đặt cách xa nhà tổ và tam quan. Còn ở chùa Hòa Mạc, gác chuông đặt ngay trước nhà tổ để tiện việc thỉnh chuông của ni sư sớm tối.

Chùa Hòa Mạc không chỉ là trốn thanh tịnh trang nghiêm. Đến với nơi đây, ta còn cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình.

Đóng góp cho xã hội

Trong chùa hòa mạc, chúa Hòa Mạc không chỉ là trốn thanh tịnh trang nghiêm. Đến với nơi đây, ta còn cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình. Trong chùa hiện nuôi dưỡng 8 em nhỏ. Các em ngày ngày tới trường như bao bạn nhỏ khác. Tàn lớp trở về, lại cùng nhau làm những công việc phụ giúp nhà chùa. Và theo ni sư đọc kinh lễ Phật. Ni sư chủ trí ngôi chùa này được các em nhỏ gọi đầy thân mến là Cụ Chùa.

Đây là thiếu khổ ban vui. Em ở trong chùa là các thầy yêu thương như con ruột của mình. Sáng sớm dậy em lên chùa tục kinh ngủ với các chị em. Chị em sống trong chùa giúp đỡ đến nhau trong mọi công việc như rửa bát, học tập, dọn dẹp xong việc các bé có thời gian lên chùa tụng kinh để đến ơn Đức Phật. Chẳng bề thế hoành tráng, chùa Hòa Mạc như một nét chấm phá nhẹ nhàng và rung dị giữa chốn đồng quê Duy Tiên Hà Nam.

Trong ngôi chùa được phục dựng lại bằng tấm lòng của những người con hướng Phật ấy, ngày ngày ta vẫn thấy dòng trẻ của Phật giáo, dòng trẻ của cuộc sống đan sen. Tôn giáo chắc cũng như vậy, bình dị và gần gũi như chính cuộc đời.

Tài liệu tham khảo

  1. Chùa Hòa Mạc Hà Nam – nơi cổ kính quyện hòa hiện đại, chương trình “Về chốn linh thiêng”, https://truyenhinhdulich.vn/, 7/2/2020.
  2. Khánh thành Tổ đường chùa Hòa Mạc, Báo Giác Ngộ, 23/11/2015.

 

5/5 (2 bình chọn)
Chia sẻ
Chùa Hòa Mạc 1

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)