Vị trí
Chùa cổ Hoa Tiên nằm ở ngoại ô thành phố Nha Trang, thuộc địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Chùa nằm cách “linh mộc” và cũng là đại mộc cây dầu đôi khoảng 1.000 bước chân, cách thành cổ Diên Khánh hơn 2km.
Chùa Hoa Tiên tọa lạc đường Phân Bội Châu, thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (ngày xưa là ấp Phật tỉnh, nhân đào giếng được tượng Phật mà ấp có tên là Phật Tỉnh).
Lược sử
Đến triều Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn (1924-1945) hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng bèn đổi chùa thờ Thánh thành chùa thờ Phật. Ban đầu có một số hào mục không chịu. Vị tiên chỉ mới nghĩ ra một kế là cầu Quan Thánh thẩm định. Quan Thánh giáng cơ, phán rằng: “Việc dùng chùa ngài thờ Phật là việc chính đáng, bởi Phật là đấng chí tôn. Huống hồ Ngài cũng đã Quy y Tam Bảo. Thánh đã dạy thì còn ai không dám tuân”.
Kiến trúc
Quy mô rộng lớn, kiến trúc tân thời nhưng vẫn giữ được vẻ Á Đông cổ kính. Chùa hướng về Tây Bắc. Trước mặt, con sông Cái nước chảy từ Tây xuống Đông, mở vọng cảnh của chùa thêm rộng.Vườn chùa cũng khá rộng, lại nhiều cây, nhiều cây cao rậm. Nên quang cảnh cũng như ngoài đều đượm khí vị thiền lâm.
Đại đức Thích Chơn Đạo cho biết tính từ ngày khởi lập đến nay đã 203 năm nhưng kiến trúc của Hoa Tiên tự vẫn như ngày nào, vẫn giữ nguyên lối kiến trúc, bài trí qua bao đời trụ trì, tuyệt đối không có sự dịch chuyển, cải trang, làm mới. Chùa chỉ được trùng tu một lần duy nhất vào năm 1959 và lần trùng tu này chùa chịu một số biến cải nhưng cơ bản vẫn không thay đổi kiến trúc xưa. “Trước đây chùa rộng lớn lắm, bao quanh chùa là cây đại thụ, tán lá um tùm nên quang cảnh trong ngoài đượm khí vị chốn thiền lâm. Nhưng qua bao biến chuyển của thời gian, thời cuộc, phạm vi chùa bị thu hẹp rất nhiều. Một phần đất chùa bây giờ đã thuộc Trung tâm Dạy nghề Diên Khánh.
Di vật
Cây Cốc và Ba tượng thần bằng đá của Chiêm Thành để lại nhưng không hiểu sao nay chỉ còn có 2 mà thôi, gồm 1 pho tượng cụt đầu và tượng bà Thiên Y A Na dị hình.
“Tượng thần cũng vừa kỳ, vừa cổ, nhất là tượng bà Thiên Y A Na thờ trong chùa. Tượng này là một phiến đá xanh hình khối chữ nhật. Cao chừng năm sáu tấc, dày chừng một tấc rưỡi, rộng chừng một tấc rưỡi đến hai tấc. Không biết là một tác phẩm điêu khắc bị bỏ dở, hay là hình tướng một vị quái thần của Bà La Môn. Tượng chỉ khắc có nửa thân phía trước. Mặt có đủ mắt mũi miệng, hai tay chắp nơi ngực, đầu đội chiếc mũ nhọn như ngọn tháp Cao Miên. Còn phía sau lưng và khúc mình thì để nguyên dạng đá”. Cao khoảng 0,6m, tượng cổ bị mất đầu, không rõ là tượng nam thần hay nữ thần vì những đường nét chạm khắc đã bị thời gian bào mòn.
Sự kiện nổi bật – Lễ hội
Mỗi năm đến ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, đều phải tổ chức hát bội tại chùa, tục gọi là “hát vía Ông”. Do đó, chùa trở thành địa chỉ tâm linh quan trọng ở Diên Khánh, và ngày 13 tháng Giêng trở thành ngày hội vui hàng năm của người địa phương.
Lúc 20 giờ, ngày 26/6 Bính Thân (29/7/2016) như hết dầu đèn tắt, Đại lão HT.Thích Thiện Danh- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, nguyên Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh, Chứng minh BTS GHPGVN huyện Diên Khánh, nguyên Chánh Đại diện GHPGVN huyện Diên Khánh – trú trì chùa cổ Hoa Tiên đã thuận thế vô thường an tường quãy dép quy Tây, trụ thế 87 năm, 67 hạ lạp.
Tham khảo
- https://phatgiao.org.vn/khanh-hoa-linh-thieng-chua-hoa-tien-voi-nhieu-bi-an-d13851.html
- https://nld.com.vn/dia-phuong/thuc-hu-kho-vang-khung-duoi-goc-cay-coc-chua-hoa-tien-20161007154747072.htm
- https://www.phattuvietnam.net/linh-thieng-chua-co-hoa-tien/