Chùa Hương Tuyết (Bạch Mai – Hà Nội)

Chùa Hương Tuyết (Bạch Mai – Hà Nội)

Giới thiệu chung


Chùa Hương Tuyết tọa lạc trong ngõ 205 phố Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Lược sử


Chùa Hương Tuyết được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, lúc đó thuộc huyện Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội. Bài ký trên bia thờ Hậu chùa Hương Tuyết dựng năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân thứ 6 (1912) ghi rõ: Ông Nguyễn Hữu Quang ở phố Hàng Đào, phường Đồng Lạc, cùng vợ là Trương Thị Điều, phát tâm mua một khu vườn tư tại địa phận phường Bạch Mai, huyện Hoàn Long để xây dựng chùa thờ Phật, cùng với việc tô tượng, đúc chuông… Đến năm Tân Hợi (1911), tháng 10, ngày lành chùa xây xong, đặt tên là “Hương Tuyết Tự” (Chùa Hương Tuyết).

Kiến trúc


Chùa có lối kiến trúc độc đáo truyền thống và bài trí nội thất tuân thủ theo nghi thức thờ Phật. Quần thể kiến trúc chùa bao gồm chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách.

Chùa chính làm theo lối “tiền nhị, hậu đinh”, gồm Tiền đường, Trung đường và Thượng điện. Nhà tiền đường và trung đường được bố cục song song hình chữ “nhị” giống nhau cả về kích thước lẫn kiểu dáng, cả hai nếp nhà này đều có mặt bằng 5 gian, xây dựng kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Nhà tiền đường có kết cấu kiến trúc đơn giản kiểu vì kèo quá giang. Các con hoành, xà, kẻ được bào trơn, bào soi trông rất nhẹ nhàng. Trên đầu các con rường, xà, kẻ được chạm nổi với những họa tiết trang trí đơn giản như hoa thị, lá thực vật được lặp đi lặp lại.

Thượng điện gồm ba gian chạy dọc, nối với các gian giữa là nhà Trung đường với 4 bộ vì kèo kết cấu kiến trúc theo kiểu chồng rường giá chiêng, tất cả được bào trơn, kẻ soi. Riêng ở gian giữa thượng điện có 2 bức cốn nách được kết cấu theo kiểu cốn mê, trên cốn được chạm nổi đề tài rồng cuốn thủy, với những đường nét chạm khắc khá công phu, có giá trị nghệ thuật, mang đậm dấu ấn của nghệ thuật kiện trúc thời Nguyễn thế kỷ XX. Nhà Mẫu và nhà thờ Tổ đều được cấu tạo theo kiểu kiến trúc truyền thống và bài trí nội thất tuân thủ theo nghi thức thờ tự như vẫn thường gặp tại các di tích tôn giáo tín ngưỡng khác.

Di vật


Chùa Hương Tuyết hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý: Chuông đồng, bia đá thời Nguyễn và trên 50 pho tượng tròn, được tạo tác vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX… được chạm khắc tứ linh, tứ quý, rồng chầu, hổ phù rất tinh tế. Đây là những hiện vật vừa mang ý nghĩa nội dung, vừa mang giá trị nghệ thuật cho di tích. Bên cạnh các pho tượng Phật, còn có các pho tượng Mẫu có giá trị nghệ thuật. Cùng với các di vật điển hình được tạo tác bằng chất liệu gỗ gồm: Hoành phi, câu đối, y môn, của võng, cuốn thư, hương án, long ngai, khám thờ… chạm khắc các đề tài tứ linh, tứ quí, rồng chầu, hổ phù… tất cả được sơn son thếp vàng, đã làm tăng thêm sự trang nghiêm lộng lẫy cho kiến trúc Phật giáo tại chùa Hương Tuyết.

Tham khảo

  • http://dulich24.com.vn/du-lich-quan-hai-ba-trung/chua-huong-tuyet-id-5337
  • http://sovhtt.hanoi.gov.vn/chua-huong-tuyet-di-tich-cach-mang-khang-chien/
  • http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2017/11/30/chua-huong-tuyet/

 

Chấm điểm
Chia sẻ
1.Chùa Hương Tuyết - Cầu Dền (Nguồn _ sovhtt ha noi)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *