Chùa Khải Đoan (Sắc Tứ Khải Đoan Tự – Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

Chùa Khải Đoan (Sắc Tứ Khải Đoan Tự – Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu


Giữa vùng đất cao nguyên miền Trung, chùa sắc tứ Khải Đoan nổi bật với lối kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn lịch sử lâu đời.

Ngôi chùa sắc tứ Khải Đoan tọa lạc tại địa điểm số 117 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ngôi chùa này thường được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội…

Theo tương truyền, tên chùa Khải Đoan là sự kết hợp giữa tên của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy – vợ của nhà vua Khải Định. Đây là ngôi chùa đầu tiên được tiến hành xây dựng trên mảnh đất Cao Nguyên đầy nắng gió. Với diện tích lên đến gần 7 mẫu đất, chùa Khải Đoan là công trình Phật giáo hết sức đồ sộ. Tại Đắk Lắk, chùa sắc tứ Khải Đoan là nơi thờ Phật được nhiều người tìm đến nhất.

Lược sử


Sau khi được ban Sắc tứ xây dựng (một tấm vải màu vàng ghi lại lệnh của vua), Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) được chỉ định giám sát quá trình thực hiện. Chùa ban đầu chỉ xây nhà giảng và phần hậu tổ, đến năm 1953 thì xây thêm chánh điện. 

Chùa Khải Đoan nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định). Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến.

Chùa nằm trên khu đất rộng gần 4 ha. Qua hơn 60 năm tồn tại, chùa trải qua đợt đại trùng tu vào rằm tháng 3 âm lịch năm 2012, đến 2/10 âm lịch năm 2016 thì khánh thị trở lại.

Đợt trùng tu đã dỡ bỏ hoàn toàn kiến trúc cũ và chỉ giữ lại phần chánh điện, các tượng Phật và một số cột chèo. Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm trên 320 mét vuông đất, được chia làm hai gian chính. .

Kiến trúc


Kiến trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk được thiết kế theo lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến trúc hiện đại. Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng.

Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn thể ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk phía trước là cổng tam quan, tiếp đến là chính điện, còn phía sau là hậu tổ. 

Đặc biệt phần chính điện được xây dựng với các cột gỗ lim vững chãi. Chánh điện nổi bật với tượng Phật Thích Ca uy nghi cùng chiếc chuông đồng lớn đặt ở gian bên phải. Theo như các chư tăng ở chùa cho biết, tượng Phật này được chế tác bằng đồng, cao 1,1m, đài sen được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Còn chiếc chuông đồng cao tới 1,15m do các nghệ nhân ở kinh thành Huế đúc vào năm 1954. Ngoài ra, chùa còn có điện thờ Quan Âm Bồ tát được xây bên cạnh với hình lục giác.

Đặc trưng


Tên gọi Khải Đoan được giải thích là 2 chữ đầu của vua Khải ĐịnhĐoan Huy Hoàng Thái hậu, với ý ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa.

Trong khuôn viên chùa còn có một gian nhà đọc sách. Tại đây có hàng trăm quyển kinh Phật được bày trí. Khách vãn cảnh chùa hay các Phật tử quan tâm có thể ghé chân và đọc miễn phí.

Hiện Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo tỉnh Đắk Lắk, được người dân quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh. Đây không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn mà còn là điểm dừng chân của nhiều Phật tử mỗi khi có dịp ghé chân mảnh đất Tây Nguyên.

Tham khảo


  • https://vnexpress.net/ngoi-chua-duoc-ghep-tu-ten-vo-chong-vua-khai-dinh-3724811.html
  • https://halotravel.vn/chua-sac-tu-khai-doan/#1_Vai_net_ve_chua_sac_tu_Khai_Doan
  • https://truyenhinhdulich.vn/diem-den/chua-khai-doan-686.html
  • https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/tham-quan-chua-sac-tu-khai-doan-dak-lak.html
5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)