Chùa Khánh (Cao Phong, Hòa Bình)

Chùa Khánh (Cao Phong, Hòa Bình)

Giới thiệu


Chùa Khánh tọa lạc tại xã Yên Thượng, huyện Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình (thuộc vùng Tây Bắc Bộ). Cách trung tâm tỉnh Hoà Bình khoảng 34 km.

Là ngôi chùa giàu truyền thống cách mạng, với vè đẹp tĩnh lặng, uy nghiêm tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn xuống là những mái nhà sàn của bà con dân tộc Mường.

Lược sử


Theo các cụ cao niên kể lại, khu căn cứ cách mạng Cao Phong – Thạch Yên là nơi núi rừng hiểm trở, chỉ có con đường mòn duy nhất xuyên qua rừng mới đến được Thạch Yên. Với địa hình thuận lợi nên Thạch Yên được chọn làm căn cứ địa cách mạng. Nơi đây lực lượng cách mạng đã giác ngộ tinh thần yêu nước cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tại khu căn cứ Cao Phong – Thạch Yên ngày 18/8/1945, đồng chí Vũ Thơ – Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh đã phát lệnh khởi nghĩa đi toàn tỉnh. Khu căn cứ Cao Phong – Thạch Yên có nhiệm vụ phối hợp cùng lực lượng từ Lạc Sơn tiến lên giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hòa Bình.

Nhờ sự phối hợp lực lượng của hai khu căn cứ cách mạng là Cao Phong – Thạch YênMường Khói, chiều 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hòa Bình nhanh chóng giành được thắng lợi. Khu căn cứ Cao Phong – Thạch Yên thực sự là khu căn cứ vững chắc của cách mạng Hòa Bình góp phần to lớn vào thắng lợi phong trào cách mạng của tỉnh.

Để tưởng nhớ những chiến công hào hùng của cha anh đã xả thân vì quê hương, đất nước, tại chiến khu xưa, nhân dân đã xây dựng ngôi chùa mái lá dưới gốc thông trăm tuổi có tên là chùa Khánh.

Kiến trúc


Toàn bộ khu di tích có ba công trình chính là: ngôi chùa lễ (tam bảo) được xây cao nhất dưới gốc thông già, phía dưới bậc thang lên chùa chính bên phải là nhà truyền thống, nơi trưng bày những hình ảnh hoạt động của chiến khu xưa, bên trái là nhà bia tưởng niệm, tấm bia được tạc bằng đá liền khối. Khu di tích khang trang, thoáng mát.

Giá trị lịch sử


Là khu căn cứ vững chắc của cách mạng Hòa Bình góp phần to lớn vào thắng lợi phong trào cách mạng của tỉnh.

Ngày 13/2/1996, khu di tích được Bộ VH-TT công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Lễ hội


Hàng năm, cứ vào 28 Tết, người dân xã Yên Thượng đến chùa Khánh làm lễ khấp ấn (dọn dẹp bát hương đưa tiễn ông phật lên trời).

Đến ngày mồng 5 Tết sẽ làm lễ rước ông phật về với hạ giới (ngày khai hội chùa Khánh). Ngày khai hội thường thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, vãn cảnh; cầu phúc, cầu tài; tìm hiểu những giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng hào hùng của ngôi chùa linh thiêng.

Trong thời gian tới, để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, Ban quản lý khu di tích sẽ chú trọng công tác quy hoạch; tu sửa xây dựng các công trình vệ sinh, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn đường; đảm bảo ANTT không để xảy ra trường hợp lợi dụng những giá trị linh thiêng của chùa Khánh, cho các hoạt động mê tín dị đoan… Lễ hội chùa Khánh,Yên Thượng sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương và khu di tích cách mạng Cao Phong – Thạch Yên sẽ trở thành điểm   đến lý tưởng của tuyến du lịch Mường Thàng.

Tham khảo


  • https://dulichdiaphuong.com/du-lich/du-lich-chua-khanh-273.html
  • http://www.baohoabinh.com.vn/16/106816/Chua-Khanh-ngoi-chua-giau-truyen-thong-cach-mang.htm
Chấm điểm
Chia sẻ
2.-Chua-Khanh-Nguon-Google-640x426

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *