Vị trí địa lý và tên gọi
Chùa Kim Hồ tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng mát, nằm về phía nam của thôn thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, xung quanh và vườn cây bao bọc. Chùa có tên chữ “Kim Linh tự”, đây là một ngôi chùa cổ thuộc địa bàn huyện Gia Lâm
Kiến trúc
Chùa Kim Hồ kết cấu kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tiền đường và thượng điện.
Tiền đường gồm ba gian hai chái, xây kiểu chổng diêm hai tầng tám mái, các góc mái có đao uốn cong, mái lợp ngói ta, chính giữa bờ nóc đắp nổi bức đại tự ghi ba chữ Hán “Kim Linh tự”. Hai vì giữa bằng bê tông được kết cấu kiểu “vì chồng rường giá chiêng”. Phía trước mở ba cửa, cánh cửa làm kiểu “bức bàn”, hai bên trổ cửa hình chữ “thọ”, bậc thềm xây tam cấp.
Gian tiền đường được bài trí các ban thờ Khuyến Thiện, Trừng ác, Đức Ông, Đức Thánh Hiền và Thập Điện Minh vương. Trên các cột ngăn các gian thờ với nhau được treo các câu đối sơn son thếp vàng.
Thượng điện là nếp nhà dọc ba gian nối với gian giữa của tiền đường. Nhà dược xay lường bao khép kín, bộ khung đỡ mái với bốn bộ vì kèo có kết cấu giống nhau kiểu “vì kèo qua giang”. Tòa thượng điện được tạo bởi những lớp bệ gạch cao dần từngoài vào làm thành Phiu diện nơi bài trí chính các tượng Phật của chùa.
Các lớp tượng tại chùa Kim Hồ được bố trí thành các lớp:
Lớp tượng trên cùng là ba pho tượng Tam thế thường trụ diệu pháp thân. Tượng ngồi ở thế kiết già, mặt trái xoan, má và cằm đã có phần nổi u lên, tạo nên những khối điêu khắc tuyệt đẹp
Lớp thứ hai là ba pho tượng lớn, ngồi giữa là tượng A Di Đà ngồi tọa thiền, hai bên là tượng Quan ThếÂm bồ tát và Đại Thế Chí bồ tát được tạc trong tư thế đứng.
Lớp thứ ba, pho ngồi giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi cầm hoa sen, bên cạnh là hai đệ tử là A Nan và Ca Diếp.
Lớp thứ tư là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, hai bên là Kim Đồng, Ngọc Nữ.
Lớp thứ năm là Tượng Di Lặc bên phải, ngồi trên đài sen, tượng gần như cởi trần, áo ca sa lụt khỏi vai, buông qua hai cánh tay, tượng có bộ mặt tròn, miệng cười hỉ hả, vai tròn, ngực và bụng nở. Ngài là hóa thân của đức Phật khi chúng sinh đã giác ngộ phật pháp đồng thời cứu vớt con người khi xã hội loạn ly. Bên trái là tượng Tuyết Sơn có bộ mặt dáng vuông chữ diên, dâu trọc, trán nở, khuôn mặt từbi nhiều suy tư trăn trở.
Lớp tượng cuối cùng là tòa Cửu Long, tượng này theo điển tích khi đức Thích Ca Mâu NI mới giáng sinh, có chín con rồng phun nước xuống cho ngài tắm. Bởi vậy, tòa Cửu Long làm chín con rồng bọc xung quanh, ử trên những đám mây có chư phật, nhã nhạc, cờ phướn và bill bộ Kim Cương, ởgiữacó pho tượng nhỏ đứng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất.
Xếp loại
Chùa Kim Hồ đã được UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định xếp hạng là di lích lịch sử văn hóa năm 2010.