Chùa Kim Quan (Yên Viên, Gia Lâm)

Chùa Kim Quan (Yên Viên, Gia Lâm)

Thông tin cơ bản

Tên gọi và vị trí địa lý 

Chùa Kim Quan thuộc thôn Kim Quan, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, thuộc vùng ngoại ô, cách trung tâm thành phố Hà Nội 11km. 
Hiện tại Đại đức Thích Hạnh Tuỳ là trụ trì của chùa Kim Quan nhưng do thầy nhận nhiệm vụ trụ trì rất nhiều chùa khác nên chùa Kim Quan ít được thầy lui tới vì vậy chùa thường đóng cửa và rất ít người dân qua lại.  Chỉ vào ngày rằm, mùng 1 mới có phật tử ra chùa làm công quả, quét dọn. 

Lịch sử

Xa xưa chùa Kim Quan cũ (chùa Cống Thôn ngày nay) là do cha đỡ đầu của thầy Thích Hạnh Tuỳ là người cai quản, sau khi ông mất, chùa Kim Quan được giao lại cho thầy Thích Hạnh Tuỳ cai quản. 
Theo lời kể của người trông coi chùa, từ năm 1971 đê Sông Đuống bị vỡ, thôn Kim Quan chia đất ra làm hai thôn gồm thôn Kim Quan và thôn Cống Thôn, chùa Kim Quan cũ nằm ở phần đất được chia cho thôn Cống Thôn vì vậy từ chùa thôn Kim Quan trở thành chùa của thôn Cống Thôn và chùa Cống Thôn ngày nay chính là chùa Kim Quan ngày xưa.
Sau khi chùa Kim Quan cũ thuộc về địa phận thôn Cống Thôn và đổi tên thành chùa Cống Thôn thì làng Kim Quan lúc bấy giờ chưa có chùa nên vào năm 2008 Đại Đức Thích Hạnh Tuỳ đã đứng  ra xin đất của dân làng và bỏ tiền ra để kêu gọi nhân dân cùng sức xây dựng chùa Kim Quan mới cho làng. Cho đến hiện tại do nguồn kinh phí không đủ nên chùa Kim Quan vẫn đang chưa được hoàn thiện. 

Kiến trúc 

Kiến trúc chùa Kim Quan hiện tại gồm: cổng chùa, Tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ,nhà bếp, nhà Địa Tạng, sân vườn rộng bao quanh chùa được trồng cây ăn quả tạo bóng mát cho ngôi chùa. Do kinh phí xây dựng không đủ nên ngôi chùa đang trong quá trình xây dựng bị ngừng lại nên các kiến trúc vẫn dở dang và chưa hoàn thiện,

Cổng chùa 

Cổng chùa Kim Quan được đứng độc lập ở cạnh đường đi lại của người dân, rộng khoảng 2m, cổng chùa làm hoàn toàn bằng gỗ, cửa 2 cánh bức bàn, cổng 2 mái lợp ngói hệ thống dạng ống. 

Tam bảo

Qua cổng chùa là con đường lát gạch dẫn vào chùa, nằm bên phải hướng đi vào là tòa Tam bảo, trước mặt tam bảo là một hồ nước lớn, đây là hồ nước chung của dân làng Kim Quan. Sân trước mặt tòa Tam bảo được lát nền xi măng, đặt các chậu cây cảnh, tòa tam bảo cao hơn nền sân 7 bậc thềm lên xuống, do rất ít người qua lại nên nền sân và nền bậc đã bị mọc rất nhiều rêu. 
Tam bảo xây theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc chữ Đinh, xây tường hệ mái khung thép, gồm 3 gian 2 chái, 3 gian giữa làm cửa ra vào, hai gian bên đầu đốc được xây kín và trổ cửa sổ, có hiên rộng 1,5m, phần mái chưa có nóc nhà, được lợp tạm bằng mái tôn và toàn bộ tòa tam bảo vẫn để mộc nguyên bản, chưa được trát vữa và sơn. 
Bên trong còn rất thô sơ, gian bên trái là gian thờ tượng Phật Bà Quan âm, gian giữa là gian thờ chính, được xây các cấp kệ gạch theo từ thấp đến cao, chạy dài vào Hậu cung, bên trên các kệ có các tượng Phật và bày biện các đồ thờ cúng, gian bên phải là nơi đặt bộ bàn ghế để tiếp khách. 

Nhà mẫu

Theo con đường bên đầu đốc tam bảo là đường dẫn vào các tòa kiến trúc khác ở sâu bên trong chùa. Nằm sau tòa tam bảo là một khoảng sân gạch, đây là khoảng sân của toà Mẫu và toà Địa Tạng. Nhà Mẫu xây đầu hồi bít đốc, hệ thống mái khung gỗ, gồm 5 gian, có mái hiên với 5 cột đỡ, đầu đốc ở hiên được trổ cửa ra vào, từ sân lên gồm 5 bậc thềm lên xuống, 5 gian là 5 cửa ra vào đều làm cửa bức bàn, mái lợp ngói mũi hài. 

Nhà Địa Tạng 

Cùng chung một khoảng sân và nằm đối diện nhà Mẫu là nhà Địa Tạng, nhà được xây nền cao hơn nền sân 2 bậc thềm, gồm 5 gian, cửa bức bàn, hệ thống khung mái gỗ, gồm các cột ở mái hiên, có trổ cửa ra vào mái vòm, mái nhà lợp ngói đỏ. 

Nhà Tịnh Xá

Qua khoảng sân nhà Mẫu là khoảng đất  vườn hình vuông có hàng rào xung quanh, bên trong trồng các loại cây ăn quả, nằm trong khuôn viên đất vườn này là dãy nhà Tịnh Xá, nhà gồm 3 gian rộng, lợp mái ngói, đây là dãy nhà nghỉ ngơi dành cho những người tu hành, phật tử trong chùa. 

Nhà thờ Tổ

Qua khu vườn là khoảng sân lát gạch đá, đây là khoảng sân của nhà Tổ, từ sân lên nền nhà gồm 5 bậc thềm, ở bậc thềm  gian giữa được đặt tượng rồng ngậm ngọc ở hai bên tạo thành hai  thành bậc thềm, phía trước bậc thềm đặt lư hương lớn với kiến trúc trang trí rồng nổi và hình hổ phù.
Nhà thờ tổ quay mặt hướng ra khu vườn và nhà Tịnh Xá,  nằm ở sau lưng và song song với Tam bảo. Toà có mái hiên, đầu hồi ở hiên được trổ cửa để đi xuống nhà bếp, các cột ở hiên được khắc nổi chữ Hán, mái lợp ngói mũi hài.
Phía hai đầu đốc ở phần bậc thềm được xây hai trụ biểu hai bên, thân cột được vẽ nổi dòng chữ Hán, phần lồng đèn cột trang trí hình rồng ở các mặt, đỉnh trụ gắn 4 hình chim phượng, từ cột trụ được nối liền với bức tường lửng nối liền với hiên nhà thờ Tổ, tường lửng chạm khắc chim phượng và hoa cúc.
Trên nóc mái ở giữa được đặt một trụ biểu dạng cuốn thư đề chữ Hán “ 堂祖本”.

Nhà bếp

Nằm sát bên đầu đốc của nhà Tổ là dãy nhà bếp, dãy nhà 2 gian nhỏ, lợp mái ngói, khung mái gỗ, nền cao bằng nhà Tổ, đây là nhà bếp phục vụ cho việc đun nấu của chùa, hiện tại đang để củi và gỗ. 

Chấm điểm
Chia sẻ
Chua Kim Quan Yen Vien Gia Lam (1)

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)