Tên gọi và vị trí địa lý
Chùa Kỳ Đà (Nam Sách) là ngôi chùa cổ, thờ 2 vị thánh phụ Vũ Húy Thành và thánh mẫu Hoàng Thị Mậu đã có công sinh thành 3 võ tướng thời Tiền Lê là: Vũ Hoằng Hóa, Vũ Quang Hộ Tuyên Huệ, Vũ Động Lâm.
Cách TP Hải Dương khoảng 10 km về phía đông, ngôi chùa tọa lạc tại làng Ngọc Đường, tức thôn Vũ Thượng (ngày nay thuộc thôn Vũ Thượng, xã Ái Quốc, TP Hải Dương), xưa thuộc tổng Vũ La, phủ Nam Sách.
Lịch sử và nhân vật
Tương truyền, dưới triều đại nhà Tiền Lê, thời vua Lê Đại Hành, ở thôn Ngọc Đường, tổng Vũ La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có một đôi vợ chồng ông Vũ Húy Thành và bà Hoàng Thị Mậu ăn ở hài hòa, thảo hiền nền nếp, cuộc sống phong lưu sung túc. Ông bà cùng lúc sinh được ba người con trai. Cả ba đều mặt mũi sáng sủa, thân hình phương phi, tóc lại đỏ, trông khác hẳn người thường. Chờ đủ trăm ngày, ông bà mới đặt tên các con, thứ nhất tên Hoằng Hóa, thứ hai tên Quang Hộ Tuyên Huệ, thứ ba tên Động Lâm. Cuộc sống tuy nhiều vất vả nhưng ông bà rất vui khi thấy các con mỗi ngày mỗi lớn.
Rồi bỗng đâu có giặc phương Bắc đem quân đánh chiếm Đại Việt. Ba anh em chọn ngày tốt làm lễ bái gia tiên, từ biệt cha mẹ để lai kinh. Đó là năm Kỷ Hợi, ba ông cùng thi một trường, rồi cùng đỗ một khoa, đồng bảng Thám hoa. Ba ông được mời vào bái kiến đức vua. Vua thấy dung mạo cả ba vị Thám hoa này thảy đều phương phi khác người thường, nhà vua thầm nghĩ, thiên đình đã cho người xuống giúp ta, đất nước sẽ không còn lo vạ binh đao nữa. Nhà vua bèn phong cả ba ông làm võ tướng, cấp cho áo bào, ấn tín và quân sĩ. Đất nước thái bình, giang sơn thu về một mối, ba ông trở về bái kiến triều đình. Nhà vua mở đại yến tiệc khao thưởng quân sĩ, ban cho ba tướng quân vàng bạc, gấm vóc. Lúc này, biết tin bố mẹ ở quê nhà đã qua đời cả, không màng danh vọng, ba ông tấu lên vua cho về chịu tang cha mẹ.
Ba ông trở về quê hương Ngọc Đường, tới đất nhà Kỳ Đà thắp hương cha mẹ, sau đó mở tiệc khao thưởng quân dân. Sau lễ khao thưởng, lúc nhàn, ông thứ hai đi dạo trong xóm, tới đoạn miếu Vũ Xá thì dừng lại, tự nhiên trời đất nổi giông tố, mây đen mù mịt kéo đến chỗ ông đang đứng rất nhanh. Huệ công hóa ngay ở đó, tức khu vực miếu Vũ Xá ngày nay. Ông thứ ba hóa ở làng khác (nay là làng Văn Xá). Nhân dân nghe tin ông hóa, vội kéo đến ngay thì đã thấy mối xông đắp thành mộ lớn. Còn ông thứ nhất ở lại thôn Sài Thượng, dựng cung ở xong rồi hóa tại đó. Nhân dân thấy vậy lập biểu tấu lên vua. Nhà vua nghe tin đột ngột, thương tiếc vô cùng ba trung thần có công với nước. Nhà vua sắc phong cho ông thứ nhất (thành hoàng làng Vũ Thượng) là Đương cảnh Thành hoàng Hoằng Hóa – Thượng đẳng phúc thần đại vương; ông thứ hai (thành hoàng làng Vũ Xá) là Đương cảnh Thành hoàng Quang Hộ Tuyên Huệ – Thượng đẳng phúc thần đại vương; ông thứ ba (thành hoàng làng Văn Xá) là Đương cảnh Thành hoàng Động Lâm – Thượng đẳng phúc thần đại vương.
Từ đó, theo lệ tục cứ vào các năm Thân, Tý, Thìn, đến ngày 10 tháng hai âm lịch là ngày cúng tế của chùa Kỳ Đà, để tưởng nhớ công ơn của hai vị thánh phụ Vũ Húy Thành và thánh mẫu Hoàng Thị Mậu, rồi cả ba làng tập trung tại làng Vũ Thượng cùng làm tế lễ ở chùa Kỳ Đà.
Kiến trúc cảnh quan
Với diện tích tổng thể chùa Kỳ Đà 2.200m2, phần ngôi chùa được tọa lạc trên diện tích 300m2. Hiện nay, chùa Kỳ Đà vẫn giữ được nhiều hiện vật quý: 15 pho tượng cổ, 2 đôi câu đối, 1 bức cửa võng chính điện (thời Nguyễn) đều được sơn son thếp vàng và 8 văn bia đá cổ còn nguyên giá trị lịch sử. Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên bốn trụ đấu hoa sen bằng đá thời nhà Trần. Cùng với chùa Kỳ Đà, đình làng Vũ Thượng, Vũ Xá, Văn Xá cũng đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia.
Cứ vào ngày 18 tháng giêng hằng năm, người dân ba làng tổ chức đình đám để nhớ tới ngày sinh của 3 ông. Ngày nay người dân cũng lấy đó là ngày chúc tuổi vàng, tuổi bạc cho các cụ cao niên trong làng.
Tham khảo
- https://denbachuakho.com.vn/nhung-diem-du-lich-tam-linh-tinh-hai-duong-noi-tieng/
- https://www.vista.net.vn/diem-du-lich/chua-ky-da.html
_____________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Ky Da Temple, located in Ngoc Duong Village, Ai Quoc Commune, Hai Duong City, worships the two holy ancestors Vu Huy Thanh and Hoang Thi Mau, who were the parents of three famous generals from the Early Le Dynasty. Built in the 13th century during the Ly Dynasty, Ky Da Temple originally was a shrine to deities. In the early 20th century, a Buddhist donated land to rebuild the temple. Under the guidance of Master Thich Thong Con and with the help of Elder Thich Duc Nhuan, the temple was renamed Ky Da. The three generals were appointed by King Le Dai Hanh due to their talents and contributions in the fight against the Northern invaders. After learning that the parents of the three generals had passed away, the king designated them as village deities in different villages. On the 10th day of the second lunar month each year, the temple holds a festival to honor the holy ancestors and the three generals. The temple now covers 2,200 m² and preserves many valuable ancient artifacts such as statues, couplets, decorative doors, and stone steles, along with national historical sites of related villages.
Tiếng Trung (Chinese)
奇达寺位于海阳省爱国乡玉塘村,供奉着两位圣祖武慧成和圣母黄氏茂,他们是黎朝时期三位著名武将的父母。奇达寺建于13世纪的李朝时期,最初只是一个神灵庙。到了20世纪初,一位佛教徒捐赠了土地用于重建寺庙,在释通琨大师的指导和释德润长老的帮助下,寺庙被更名为奇达寺。三位武将因在抗击北方敌人的战争中表现出的才能和功劳而被黎太宗封为将军。得知三位将军的父母已过世后,国王将他们封为各自村庄的城隍。每年农历二月初十,奇达寺会举行祭祀活动,以纪念两位圣祖和三位将军。现在的奇达寺占地2200平方米,保存了许多珍贵的古文物,如古像、对联、门帘和石碑,以及相关村庄的国家级历史遗址。
Tiếng Pháp (French)