Chùa Mahatup (Chùa Dơi – Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng )

Chùa Mahatup (Chùa Dơi – Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng )

Thông tin cơ bản

Gii thiu chung


Chùa Dơi có tên chính thức là Sêrâytêchô Mahatup, một tên khác là chùa Mã Tộc – phiên âm của người dân địa phương từ cái tên Mahatup. Nhưng tên thường được gọi nhất là chùa Dơi, sở dĩ chùa có cái tên đặc biệt này vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc. Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính thuộc phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa Mahatup là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Cacủa cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.

Lược s


Theo người Khmer, “Mahatup” có nghĩa là trận kháng cự lớn. Nơi đây từng diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này là đất lành nên xây chùa thờ Phật

Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569 dương lịch, cách nay đã hơn 440 năm, là ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh Sóc Trăng do ông Thạch Út đứng ra xây dựng.

Kể từ khi xây dựng đến nay, chùa đã qua nhiều lần trung tu để có vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện tại.  Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chính điện. Đến năm 2008, một sự việc không may xảy ra khiến chùa bị cháy khu vực chính điện. Vào tháng 4/ 2009, chính điện chùa đã được phục chế lại như cũ.

Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng được đưa vào hoạt động. Tuy ngân sách không được dư giả nhưng khu du lịch nằm phía đối diện cổng chùa có bãi đậu xe rộng rãi, các dịch vụ tiện ích khác như nhà hàng, xe điện… rất được lòng du khách.

Kiến trúc


Chùa Dơi có kiến trúc rất đặc biệt, là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư và tín đồ, phòng ở của sư và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách, … Toàn bộ các công trình tọa lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04hecta.

Tuy là không gian thờ Phật Thích Ca nhưng kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Khmer. Ngôi chùa nổi bật trong không gian xanh mát của cây cối nhờ sắc màu vàng cam Khmer đặc trưng.

Chùa có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer. Bao quanh chính điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực…

Ngôi chính điện có chiều dài 20m8, chiều rộng 11m3, được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1m bao quanh là đá kết xi-măng. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Cửa chính quay ra hướng Đông. Phần mái chính điện là một kết cấu đặc biệt, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau với khoảng cách nhất định. Bên trong chính điện tượng Phật sơn son thiếp vàng, cao khoảng 2m, trên bệ thờ cao khoảng 1,5m được đắp nổi nhiều hoa văn hình cánh sen. Ngoài tượng Phật lớn còn có nhiều tượng Phật nhỏ khác.

Nổi bật nhất trong hệ thống kiến trúc tại chùa là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét nơi chính điện. Xung quanh là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập cõi Niết bàn.

Đối diện với ngôi chính điện về hướng Tây là dãy nhà Sa La (nhà hội của sư sãi), phòng của sư trụ trì, phòng khách và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những tháp đựng cốt tro người chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau. Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài hòa, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục hài hòa, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer

Bước vào phía sau khuôn viên chùa Dơi, không gian được mở ra là cả một cánh rừng có diện tích gần 4ha với đủ loại cây, song nhiều nhất vẫn là cây sao cây dầu. Đây chính là nơi cư trú của đàn dơi huyền bí, trong đó có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét, sống thành bầy như đan dày đặc trên những nhánh cây. Dơi trú ngụ trong chùa gồm rất nhiều loài. Trong đó có giống dơi ngựa quý hiếm (người địa phương thường gọi là dơi quạ), trọng lượng 1 – 1,5kg, phần lớn có sải cánh 1 – 1,2m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5m. Dơi con mới đẻ cũng đã có sải cánh dài 0,5m. Ban ngày dơi dốc đầu treo mình trên các cành cây ngủ yên lành.

Di vt


Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Dơi cũng là nơi hiếm hoi hiện lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá cây buông, là cây cùng họ với cây thốt nốt. Đây là loại kinh cổ có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn.

Thành tu


Từ năm 1999, chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Tham kho


  • https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/doc-dao-chua-doi-soc-trang-597635.html
  • https://baophapluat.vn/ve-chua-mahatup-nghe-tieng-doi-me-ru-con-post362657.html
  • https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/chua-doi-diem-den-khong-bo-qua-o-soc-trang.html
  • https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-doi-soc-trang-81847

 

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)