Chùa Mật Đa (Thanh Hoá)

Chùa Mật Đa (Thanh Hoá)

Thông tin cơ bản

Chùa Mật Đa (hay còn gọi là Nam Ngạn) thuộc phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) ra Quyết định công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa số 1821 ngày 16/11/1989.

Nằm khép mình trầm mặc giữa làng Nam Ngạn, cách cầu Hàm Rồng khoảng năm trăm mét về phía hữu ngạn sông Mã, chùa Nam Ngạn – Mật Đa tự mang hàm nghĩa là rừng cây thơm ngọt của đất Phật, nhiều quả phúc, nhân kiệt địa linh.

Lịch sử

Lần theo dấu vết lịch sử, quê hương Nam Ngạn mang dấu ấn quê hương của núi Đọ, của trống đồng Đông Sơn. Sau cải cách ruộng đất, làng Nam Ngạn cùng với các làng Đông Sơn, Nghĩa Phương lập thành xã Đông Giang thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1964, xã Đông Giang tách khỏi huyện Đông Sơn để nhập vào thị xã Thanh Hóa trở thành tiểu khu Nam Ngạn và sau đó trở thành phường Nam Ngạn. Năm 1994, phường Nam Ngạn tách thành hai phường là Trường Thi và Nam Ngạn. Phường Nam Ngạn cách di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn khoảng 2 km. Trên các gò đất cao ở làng Nam Ngạn hiện nay vẫn còn thấy những mảnh đồng vụn, những mảnh gốm thô thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn.

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự chủ, Nam Ngạn xưa gọi là trại. Trại Nam Ngạn nổi tiếng vào thời Trần với việc 500 tráng binh theo tướng quân Chu Văn Lương lập thành đội thủy binh theo vua Trần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Theo bản thần tích làng Nam Ngạn còn lưu giữ được do Đông các Đại học sĩ quản giám bách thần Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì làng Nam Ngạn thời Trần đã có chùa, nhưng ngôi chùa còn nhỏ bé; sau đó Chu Nguyên Lương đã cho sửa chữa, xây dựng chùa để thờ Phật, làm nơi dạy học, bốc thuốc, chữa bệnh cứu người.

Chùa Nam Ngạn ban đầu toạ lạc ở ngoại đê sông Mã thuộc ấp Hòa Bình, lúc đầu chùa lợp tranh, vách đất, tượng Phật tạo bằng đất sét rất đẹp, cung kính, trang nghiêm. Biên bản khảo sát căn phòng xép lưu trữ tượng cổ tại chùa Nam Ngạn ngày 26/3/1998 cho thấy: Căn phòng xép được xây dựng từ năm Lê Triều Bảo Thái tniên (1723) dùng để lưu giữ 8 pho tượng bằng đất đã hỏng khi chuyển chùa từ ngoại đê sông Mã vào. Do thời gian 8 pho tượng trên đã vụn, người ta thu được 45 đồng tiền cổ. Đây là những đồng tiền người xưa dùng để yểm tâm tượng. Trong số tiền cổ thu được có 12 đồng tiền Thái Bình Thông bảo(Lương Võ Đế, 556-570); 5 đồng có niên hiệu Thánh Lịch Thông bảo (Đường Vũ Hậu, 698); 3 đồng Khai Nguyên Thông bảo(Đường Huyền Tông, 723-790) và 1 đồng tiền Thái Hòa Thông bảo (Đường Văn Tông, 827). Ngoài ra còn có 12 đồng tiền cổ từ thời Đinh đến thời Lê. Với những đồng tiền thu được từ các pho tượng cho thấy chùa Nam Ngạn có từ lâu đời.

Chùa Nam Ngạn trước ở ngoại đê sông Mã, để tránh lụt lội, chùa được di chuyển vào trong làng vẫn thuộc ấp Hòa Bình. Theo văn bia Nam Ngạn tự bi ký dựng năm Quý Mão, tháng 12 ngày tốt (1724) cho biết: Vị sư đầu tiên trụ trì chùa có tên huý là Nguyễn Công Huy – tức Hòa thượng Tuệ Minh người đã trụ trì chùa Đại Khánh (chùa Vồm, xã Thiệu Khánh ngày nay). Hòa thượng Tuệ Minh nhiều năm hành đạo ở chùa Thụy Nguyên – Bằng Trình xứ Thái Bình.

Chùa Nam Ngạn được dựng trên mảnh đất đẹp, bảo tháp đẹp như mùa xuân vĩnh viễn giống như bài thơ khắc trên văn bia Nam Ngạn tự bi ký còn ghi:

Nam thiên Đại Việt quốc
Quý địa Ái Châu thanh
Phủ Thiệu, Đông Sơn huyện
Nam Ngạn xã Hòa Bình
Tả Thanh Long thế vượng
Hữu Bạch Hổ tái sinh
Tiền Hoàng Hà dẫn chí
Hậu Huyền Vũ phục tinh
Dương báo do âm thính
Nhân kiệt thử địa hình…

Chùa Nam Ngạn ở nơi thiên nhiên đẹp như mùa xuân, nơi đây đất đai trù phú, là vùng đất tốt của tỉnh Thanh. Ở nơi âm dương hòa thế nên Đức Phật giáng sinh, dân địa phương cùng khách thập phương đến chùa đều được quả phúc.

Bảo tồn di tích lịch sử

Sau hơn 200 năm, kể từ khi chùa Nam Ngạn chuyển vào vị trí mới, trải qua mưa gió, cát bụi và chiến tranh tàn phá, chùa bị hư hại nhiều. Năm 1928 vị sư trụ trì tại chùa lúc bấy giờ là sư cụ Đàm Mão, quê ở xã Đồng Bản, tỉnh Ninh Bình, đã bàn với dân làng, quyên góp công đức khách thập phương rồi cùng với các ông Viết Mai, Lê Văn Chiêu phó tổng, cựu lý trưởng Hàn Viết Quế ở làng Nam Ngạn đứng ra đốc công tôn tạo.

Lần tôn tạo này, nhà chùa đã làm lại Hậu cung, đặc biệt là tô lại tượng và có đưa tiếp hai pho tượng (trong đó có một pho mộc tượng) vào căn phòng xép vì đã hỏng. Tấm bia Trùng tu bi tác cánh cho biết chùa được tu sửa lại vào ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn (1928) có sự hưng công của nhân dân làng Nam Ngạn và khách thập phương. Để trùng tu chùa, nhân dân làng Nam Ngạn công đức 190 đồng; nhân dân xã Đồng Bản (Ninh Bình) quê của sư cụ Đàm Mão đã cúng chùa 150 đồng; chùa Long Cảm (Hà Trung) 30 đồng. Đặc biệt là bà Nguyễn Thị Long hiệu là Diệu Đức cúng chùa 100 đồng và 5 sào ruộng, v.v… Sau khi trùng tu, chùa đã thỉnh cờ Phật, tượng Phật vào thờ tự. Chùa Nam Ngạn với kiến trúc hình chữ Đinh gồm nhà Tiền đường 5 gian và Hậu cung chùa 2 gian. Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói. Bên trong Chính điện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ Mật Đa tự và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ Pháp giới mông huân. Hậu cung chùa là nơi đặt tượng Phật. Ngoài hệ thống tượng pháp khá đầy đủ, chùa Nam Ngạn còn có tượng Tổ và tượng Mẫu. Hai pho tượng Hộ pháp Khuyến ThiệnTrừng Ác cao hơn 3m. Ở gian phía tả nơi Chính điện còn lưu giữ được một pho Thổ tượng với đường nét uyển chuyển.

Chùa Nam Ngạn không chỉ là nơi thờ tự của Phật giáo mà còn là căn cứ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng là một trọng điểm đánh phá ác liệt của bom đạn Mỹ. Cầu Hàm Rồng, mạch máu giao thông nối liền hậu phương và tiền tuyến lớn miền Nam, nơi đây, quân dân ta đã bắn tan xác hàng trăm máy bay Mỹ. Chùa Nam Ngạn lại mang thêm trong mình một lịch sử bất khuất, kiên cường. Trong những năm chiến tranh ác liệt, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chùa Nam Ngạn là chỉ huy Sở, là nơi tập kết lương thực, thực phẩm, đạn dược, nơi cấp cứu và nuôi dưỡng ban đầu cho bộ đội, dân quân bị thương. Ni sư Thích nữ Đàm Xuân đã không quản ngại gian khổ, dành trọn tình thương và lòng nhiệt tình chăm sóc anh em bộ đội, dân quân. Cụ đã dỡ nhà làm hầm cho anh em bộ đội, dân quân trú ẩn; lấy cánh cửa chùa để làm cáng cứu thương. Thương bộ đội, trực chiến tại trận địa nắng khát cụ đã chặt dừa ở vườn chùa mang cho bộ đội uống, chặt lá dừa làm nguỵ trang. Việc làm của Ni sư Thích nữ Đàm Xuân đã để lại tiếng thơm cho đời và các thế hệ mai sau. Nhà thơ Huy Cận đã làm thơ tặng cụ Đàm Xuân:

Cởi áo cà sa, ký lên Tam Bảo
Xông pha chiến trường, giết giặc lập công

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hình ảnh Hàm Rồng – Nam Ngạn trong đó có chùa Mật Đa và sư cụ Thích nữ Đàm Xuân vẫn còn đọng mãi trong ký ức của mỗi chúng ta.

Chùa Nam Ngạn nằm trong khu vực bị bom đạn Mỹ đánh phá ác liệt, bị ảnh hưởng nhiều do chiến tranh, mặt khác do mưa bão nhiều năm nên bị xuống cấp nghiêm trọng, tượng pháp bị tróc lở sơn, một số hộ dân xung quanh lấn chiếm đất đai… Theo mong ước của sư cụ Đàm Xuân, nguyện vọng thiết tha của đông đảo Phật tử, với tâm huyết của các vị sư trụ trì, từ năm 1995 chùa Nam Ngạn được tu bổ lại. Nhân dân làng Nam Ngạn và khách thập phương đã đóng góp hàng tỷ đồng để xây cổng Tam quan, trùng tu lại ngôi Tam Bảo, nhà thờ Mẫu, nhà Tổ đường, làm nhà Tứ ân, lầu Quan Âm, ba tháp Xá lị, nhà bia.

Chính điện chùa Nam Ngạn hôm nay với những bức cửa võng được chạm trổ hoa văn “lưỡng long chầu nhật với hai dải rũ mà mỗi dải tạo hình chim phượng chầu vào. Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Trong Hậu cung chùa, các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, toát lên tinh thần “hào quang đồng trần phụng sự cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh.

Hàng năm, đến ngày hội, ngày giỗ (cụ tổ xây dựng và trụ trì chùa) là dịp người dân Nam Ngạn và du khách ôn lại truyền thống lịch sử, thưởng thức các trò diễn dân gian, tưởng nhớ tới những người có công xây dựng đất nước, quê hương và có công xây dựng nên ngôi chùa. Đồng thời chúng ta cảm nhận được tinh thần “hào quang đồng trần chan hòa với vẻ đẹp hồn nhiên, dân dã của ngôi chùa làng cổ xứ Thanh.

Đi trên vùng đất làng Nam Ngạn, nơi có đền thờ vị tướng tài ba thời Trần, các tấm bia đá trải qua các thời đại, có vết tích của xưởng đúc tiền thời Nguyễn, trong đó có ngôi chùa Mật Đa cổ kính… Đó là những di sản xưa còn lại mà hôm nay chúng ta trân trọng giữ gìn và tiếp tục khám phá để Nam Ngạn luôn là địa danh văn hóa.

Nguồn: Chùa Xứ Thanh (Tập I), CN. Lê Thành Hiểu

____________________________

Tiếng Anh (English)

Mat Da Pagoda, also known as Nam Ngạn Pagoda, is located in Nam Ngan Ward, Thanh Hoa City. It was recognized as a Historical and Cultural Relic with number 1821 on November 16, 1989, by the Ministry of Culture (now the Ministry of Culture, Sports and Tourism). Mat Da Pagoda resembles a peaceful gem amidst Nam Ngan Village, near the Dragon Jaw Bridge, about 500 meters towards the right bank of the Ma River. The name “Mat Da” carries the meaning of the fragrant forest of the Buddha’s land, overflowing with blessings and compassion.

According to historical traces, Nam Ngan was once the homeland of the Dọ Mountain and Dong Son bronze drums. After the process of land reclamation, Nam Ngan, along with Đong Son and Nghia Phuong villages, formed Dong Giang commune, belonging to Dong Son district. In 1964, Dong Giang commune became Nam Ngạn township and later Nam Ngạn ward, after separating from Thanh Hoa town. About 2 kilometers away from the Dong Son archaeological cultural site, Nam Ngan still preserves traces of Dong Son culture on high land mounds.

Nam Ngan Pagoda is believed to have existed since the Tran dynasty, with a long and diverse history. Initially located on the outer embankment of the Ma River, the pagoda was later relocated within the village. Throughout its history, the pagoda has undergone many upheavals, from wars to preservation and restoration periods. During the resistance wars against the French colonialists and the American imperialists, Nam Ngạn Pagoda played a crucial role, not only as a place of worship but also as a military and medical base.

Although Nam Ngạn Pagoda has experienced many challenges and adversities, since 1995, thanks to the contributions of the community and the efforts of the resident monks, the pagoda has undergone a process of renovation and restoration. The architecture of the pagoda today still retains its ancient beauty, with intricately carved door screens and a solemn system of Buddha statues.

Every year, the people of Nam Ngan and tourists visit the pagoda to remember and honor the heroic figures who contributed to the construction of the country and the preservation of the culture and history of this land. Nam Ngan Pagoda, with its simple beauty and resilient spirit, has left a deep imprint in the hearts of everyone, playing an important role in the journey of preserving the cultural heritage of Thanh.

Tiếng Trung (Chinese)

蜜多寺,又称南岸寺,位于越南清化市南岸区。它于1989年11月16日被文化部(现为文化、体育和旅游部)确认为历史文化遗址,编号为1821。蜜多寺在南岸村中犹如一颗宁静的宝石,靠近马河右岸约500米处的龙颚桥附近。名称“蜜多”带有佛国芳香森林的意义,充满了祝福和慈悲。

根据历史迹象,南岸曾经是杜山和东山青铜鼓的故乡。经过土地开垦过程后,南岸与东山、义方村一起形成了属于东山区的东江社区。1964年,东江社区成为南岸镇,后来成为南岸区,从清化市分离出来。距离东山考古文化遗址约2公里,南岸仍然在高地上保存着东山文化的痕迹。

据说南岸寺自陈朝以来就存在,具有悠久而多样的历史。最初位于马河外堤,后来迁至村内。在其历史长河中,寺庙经历了许多动荡,从战争到保护和修复时期。在抵抗法国殖民者和美国帝国主义者的战争中,南岸寺起着关键作用,不仅是宗教场所,还是军事和医疗基地。

尽管南岸寺经历了许多挑战和困难,但自1995年以来,得益于社区的贡献和居住僧侣的努力,寺庙经历了一系列的翻修和恢复。今天的寺庙建筑仍然保留着古老的美丽,具有精美的雕刻门屏和庄严的佛像系统。

Tiếng Pháp (French)

Selon les traces historiques, Nam Ngan était autrefois la patrie de la montagne Dọ et des tambours de bronze Đong Son. Après le processus de remembrement des terres, Nam Ngan, avec les villages de Đong Son et de Nghia Phuong, a formé la commune de Dong Giang, appartenant au district de Dong Son. En 1964, la commune de Dong Giang est devenue la ville de Nam Ngan, puis le quartier de Nam Ngan, après s’être séparée de la ville de Thanh Hoa. À environ 2 kilomètres du site culturel archéologique de Dong Son, Nam Ngan conserve toujours des traces de la culture Dong Son sur des monticules de terre élevés.

La pagode Nam Ngan est supposée avoir existé depuis la dynastie Tran, avec une histoire longue et diversifiée. Initialement située sur la digue extérieure de la rivière Ma, la pagode a ensuite été déplacée à l’intérieur du village. Tout au long de son histoire, la pagode a subi de nombreux bouleversements, des guerres à des périodes de préservation et de restauration. Pendant les guerres de résistance contre les colonialistes français et les impérialistes américains, la pagode Nam Ngan a joué un rôle crucial, non seulement en tant que lieu de culte, mais aussi en tant que base militaire et médicale.

Bien que la pagode Nam Ngan ait connu de nombreux défis et adversités, depuis 1995, grâce aux contributions de la communauté et aux efforts des moines résidents, la pagode a subi un processus de rénovation et de restauration. L’architecture de la pagode aujourd’hui conserve toujours sa beauté ancienne, avec des écrans de porte finement sculptés et un système solennel de statues de Bouddha.

Chaque année, les habitants de Nam Ngạn et les touristes visitent la pagode pour se souvenir et honorer les figures héroïques qui ont contribué à la construction du pays et à la préservation de la culture et de l’histoire de cette terre. La pagode Nam Ngan, avec sa beauté simple et son esprit résilient, a laissé une empreinte profonde dans le cœur de chacun, jouant un rôle important dans le voyage de préservation du patrimoine culturel de Thanh.

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)