Chùa Mét (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

Chùa Mét (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

Lịch sử

Thiên Hương tự là tên chữ của chùa Mét – một ngôi chùa cổ tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng ở phía Tây xã Cổ Am (trên đất thôn Lê Lợi, diện tích 5.059m2), huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Chùa do một võ tướng họ Trần tên là Trần Khắc Trang hưng công xây dựng.

Trận đánh này do Tả thừa tướng Hồ Nguyên Trừng trực tiếp chỉ huy. Năm 1407, Trần Khắc Trang cùng tướng Đỗ Nhân Giám chỉ huy cánh quân bờ Bắc trong trận đánh ở cửa Hàm Tử(1) chống quân Minh xâm lược. Quân ta thất bại, tướng Trần Khắc Trang bị thương, ông cùng gia quyến tìm về sống mai danh ẩn tích ở cổ Am – quê của một tỳ tướng dưới quyền. Trong thời gian sinh cơ lập nghiệp ở Cổ Am, Trần Khắc Trang đã xây dựng ngôi chùa tại khu rừng Mét – nơi gia tộc khai hoang lập trại, vì thế chùa được gọi là chùa Mét.

Theo truyền ngôn, thuở nhỏ, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được bố mẹ gửi đến học tại chùa. Sau khi từ quan về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường qua lại chùa Mét vãn cảnh thiền. Nguyễn Bỉnh Khiêm không những góp công mà còn vận động khách thập phương công đức tiền của trùng tu chùa, làm cầu đá Tràng Xuân phía trước cửa chùa.

Kiến trúc

Theo lời kể của các bậc cao niên, chùa Mét khi xưa có quy mô tương đối lớn. Gác chuông chùa cấu trúc hai tầng tám mái sùng sững, cao 12 mét (do cụ Hậu Giai, người tỉnh Thái Bình công đức). Ngoài kiến trúc chính, chùa còn có tòa nhà khách, trai phòng 7 gian (trong đó có 3 gian trung tâm rất đẹp được làm theo lối “chồng diềm đốc các”) và 5 gian nhà kho rộng rãi(2). Trải bao thăng trầm lịch sử và qua hai đợt trùng tu lớn(3) vào các năm 1853, 1923, kiến trúc cũ của chùa cùng “Tràng Xuân kiều” không còn nữa. Chùa Mét quay về hướng chính Nam, trong một khung gian tĩnh mịch với tre xanh bao quanh. Trước chùa có sân rộng, sau là khu vườn thiền với 4 ngôi một tháp xây bằng gạch. Chất liệu kiểu dáng, quy mô của tháp cho phép đoán định được dựng vào thời Lê. Mái tháp có dáng 4 mái khum lợi chậu (tương tự mái long đỉnh), đỉnh mái đắp ụ sen trên đấu vuông thót đáy. Trên tháp đựng xá lỵ Trần Khắc Trang có gắn tấm bia đá “Trần tộc thế hệ ký” soạn năm Cảnh Hưng thứ sáu (1775), ghi rõ tên tuổi, chức vụ của ngài.

Kiến trúc của chùa mang phong cách triều Nguyễn, gồm tòa Phật điện 7 gian nối liền với tòa nhà thờ tổ 7 gian, đều là công trình kiến trúc bằng gỗ lim. Tòa Phật điện bố cục theo lối chữ “sơn” – là một kiểu kiến trúc độc đáo: 3 phần phía sau hợp với tiền đường 7 gian thành chữ “sơn”, dãy ở giữa là tòa Tam Bảo 4 gian, hai dãy bên thờ tổ Trần Khắc Trang và thờ Đức Ông. Tòa Phật điện còn khá nguyên vẹn và chắc chắn, ít được trang trí mà chủ yếu là bào trơn đóng bén, đôi chỗ điểm vài đường lá hoa cách điệu. Trang trí tòa Phật điện chủ yếu sử dụng hệ thống cửa võng, đại tự, cuốn thư, câu đối chạm nổi trên thân cột sơn son thếp vàng. Đặc biệt có một số bộ câu đối hình lòng máng được chạm khắc ngay trên cột cái rất đẹp. Đây là nét độc đáo trong kiến trúc chùa Mét. Tòa nhà tổ 7 gian có kiến trúc mang đậm nét sáng tạo riêng.

Hiện vật

Chùa Mét lưu giữ nhiều tượng Phật và đổ thờ tự quý, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX như: bộ tượng Tam Thế, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Quán Âm Chuẩn Đề, tượng Đức Ông; bia hậu Phật, nhang án, chấp kích, chuông đồng, câu đối, hoành phi, cửa võng được chạm khắc tinh xảo.

Chùa Mét là cơ sở đóng quân, mở lớp huấn luyện quân chính trước khi Nam tiến của Vệ quốc đoàn chiến khu Đông Triều, chứng kiến trận đầu chống Pháp của du kích cổ Am; là cơ sở bám đất, bám dân của cán bộ, đảng viên những năm kháng chiến chống Pháp. Chùa Mét đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia năm 1998. 

(1) Trận đánh này do Tả thừa tướng Hồ Nguyên Trừng trực tiếp chỉ huy

(2) Thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến” trong kháng chiến chống Pháp, nhà khách, trai phòng và nhà kho đã bị dỡ bỏ, (3) theo lời kể của các cụ già và dựa vào dòng chữ Hán “Quý Sửu niên tu tạo”,”Hoàng Khải Định bát niên” được khắc trên câu đầu tòa Điện Phật

Chấm điểm
Chia sẻ
screenshot_1684483721

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Hình ảnh
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *