Kiến trúc
Chùa Nghĩa Chế được dựng năm Thành Thái Tân Sửu (1901), nằm ngay sau tòa hậu cung của đền, có bố cục kiểu chữ Nhị gồm 3 gian Tiền đường và 3 gian Tam bảo với lối kiến trúc đơn giản kiểu chồng rường đấu vuông, mái lợp ngói mũi hài truyền thống. Trước đây, chùa nằm ở vườn đào (phía Tây thôn, cách chùa hiện nay 300 mét), vào những nàm đầu thế kỷ XX, chùa được chuyển về vị trí hiện nay, do các nhà sư cùng dân làng đóng góp công của và tu tạo.
Quần thể di tích
Quần thể di tích đền, chùa Nghĩa Chế là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn chính, giữ được vẻ cố kính trải qua biến động của thời cuộc và thời gian. Hiện còn lưu giữ nhiều hiện vặt quý như: các bức đại tự, câu đối, cuôh thư, 7 sắc phong… và một cuốn thần tích cùng nhiều hiện vật đồ đồng, gỗ, sứ…
Nghĩa Chế xã, Tiên Lữ huyện, Hưng Yên tỉnh thờ tam vị đại vương, phụng sự Tiền Ngô Vương, Hậu Ngô Vương, Thiên Sách Vương, hàng năm mở hội vào dịp rằm tháng hai và lấy đó làm niềm vui của dân làng.
Dấu ấn lịch sử
Theo sử sách: Vào thế kỷ thứ 10 Ngô Quyền đã lấy xứ Kê Lạc (nay vùng đất làng Nghĩa Chế) làm nơi luyện tập binh sĩ và đẽo cọc gỗ, chuẩn bị lương thảo cho thủy chiến Bạch Đằng năm 938, khu vực huyện Tiên Lữ cũng diễn ra các trận đánh với quân Nam Hán. Tưởng nhớ công đức của Ngô Quyền, nhân dân đã lập đình thờ từ rất xa xưa. Đình, chùa Nghĩa Chế còn là trụ sờ của các cơ quan đầu não của huyện, tỉnh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Cụm đình, chùa Nghĩa Chế được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia ngày 5-2-1994.
Tham khảo
- “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn học, 2012, tr. 219-220.
- https://www.facebook.com/groups/DinhlangVN/posts/828857643943031/