Chùa Ngọc Viên (Tịnh xá Ngọc Viên – Phường 2, Vĩnh Long)

Chùa Ngọc Viên (Tịnh xá Ngọc Viên – Phường 2, Vĩnh Long)

Giới thiệu


Tịnh xá Ngọc Viên là ngôi tịnh xá khất sĩ đầu tiên ở Việt Nam, được kiến tạo cuối năm 1948 trên một khu đất rộng tại thị xã Vĩnh Long.  

Lược sử


Tịnh xá Ngọc Viên được xem là ngôi Tổ đình và là trung tâm hoằng khai giáo pháp khất sĩ của toàn sơn môn hệ phái, đặc biệt kể từ sau lần đầu tiên (1949) tổ chức trọng thể Đại lễ Tự tứ TăngVu Lan bồn trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng rộng khắp trong sinh hoạt Phật giáo của toàn miền. 

Ban đầu, ngôi chánh điện hình chữ nhật (tượng trưng thuyền Bát nhã), dài 16m, rộng 8m được dựng bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất do ông Lê Quang Nhiêu cúng dường, giữa đặt pháp tháp tôn trí đức Phật Thích Ca. Đến năm 1971, đức Trị sự Thích Giác Như đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện với những vật liệu bán kiên cố. Phía sau pháp tháp thờ Phật là bàn thờ ảnh chân dung Tổ Sư cùng tủ kinh Chơn Lý, là bộ sách ghi những bài thuyết pháp của Ngài trong 10 năm hành đạo (1944 – 1954).
Ngôi chánh điện mới được Thượng tọa Thích Giác Giới tổ chức khởi công xây dựng vào ngày 06 – 8 – 1993, khánh thành trọng thể vào ngày 08–01–1995 trên mảnh đất (kế ngôi chánh điện cũ) do ông Trần Quang Minh (pháp danh Thiện Niệm) và bà Lê Thị Nho (pháp danh Nhu Ngọc) cúng dường.

Kiến trúc


Kiến trúc chánh điện hình bát giác (tượng trưng Bát Chánh Đạo) với ba tầng mái (hai mái trên lợp ngói móc Biên Hòa, mái dưới lợp fibro sơn đỏ). Chánh điện có đường kính 18,10m, cột cái cao 11,40m, cột hàng 4 cao 3,50m. Tượng đức Phật Thích Ca bằng đá trắng cao 1,60m được tôn trí ở pháp tháp giữa chánh điện. Trên tháp thờ bộ Đại Tạng kinh Việt Nam, phía sau thờ ảnh Tổ Sư Minh Đăng Quang.

Với diện tích đất 6.193m2, ngoài ngôi chánh điện, Tịnh xá đã tôn tạo, xây dựng nhiều công trình khác như: Tịnh xá Ngọc Viên được phát triển xây dựng đầu năm 1993 với mô hình bát giác có ba mái nhằm tượng trưng cho tám con đường đưa đến giác ngộ giải thoát đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Được thâu tóm lại thành tam vô lậu học là Giới – Định – Tuệ.

Bên trong ngay giữa Chánh điện có tháp thờ bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni và bộ đại tạng kinh Việt Nam, nền tháp có ba bậc tượng trưng cho ngôi tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bốn cửa tháp để trống tượng trưng cho tứ vô lượng tâm: “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, phía trên nóc tháp có 13 tầng là biểu trưng cho con đường tiến hóa của chúng sanh (từ địa ngục đến Như Lai).

Xung quanh tháp thờ Phật có 4 đại trụ nhằm tượng trưng cho tứ chúng Tăng, Ni, nam và nữ cư sĩ cùng nhau tu học. Mỗi đại trụ có một bông sen đỡ chân, nhằm để nhắc nhở cho hàng tứ chúng phải dựa trên nền tảng tam nghiệp luôn thanh tịnh, tinh khiết như là hoa sen, mới có thể chống đỡ ngôi nhà Phật pháp.

Phía sau tháp thờ Phật là tủ thờ bộ Pháp bảo Chơn Lý, cùng với di ảnh của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – vị khai sáng hệ phái Khất sĩ. Phía trên di ảnh của đức Tổ sư là biểu tượng hoa sen và ngọn đèn chân lý được đức Ngài chọn làm biểu tượng cho dòng pháp “Nối truyền Thích Ca chánh pháp – Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”, hiện nay là hệ phái Khất sĩ.

Chánh điện cũng là nơi để cho bá tánh Phật tử thắp hương lễ phật, thể hiện niềm tôn kính đối với tam bảo. Nơi đây cũng thường diễn ra các sinh hoạt như: Thời khóa tụng niệm mỗi ngày, 4 kỳ tụng giới của chư Tăng và cúng hội theo truyền thống hệ phái. Đây cũng là nơi để truyền trao quy giới cho các giới tử xuất gia lẫn tại gia.

Giảng Đường được xây dựng mới vào năm 2004 gồm có 2 tầng. Tầng trệt là nơi để dạy giáo lý cho chư Tăng và Phật tử nhằm phát triển về mặt tâm linh trí tuệ, đồng thời để nêu cao tinh thần xiển dương chánh pháp của đức Tổ sư. Trong quyển Luật Nghi Khất sĩ Ngài quy định mỗi Tịnh xá đều phải có nhà giảng thuyết pháp gốc vuông 16 thước. Tầng lầu 1 là Thiền Đường cho chư Tăng ở trú xứ. Tầng lầu 2 là Tàng Kinh Các, nơi lưu trữ các bộ đại tạng, cũng như các bộ kinh khác của những truyền thống hệ phái.

Trai Đường được xây dựng vào năm 1993 là nơi chư Tăng thọ trai mỗi ngày, ở trên có tầng gác là chỗ tịnh dưỡng của chư vị tỳ kheo và nơi đây cũng thường diễn ra các cuộc hội họp của chư Tăng trong giáo đoàn để bàn những Phật sự trong năm.

Di vật


Tịnh xá hiện còn lưu giữ nhiều di vật của Tổ Sư như: giường nằm bằng gỗ, hai bồ đoàn, một biển ghi Đoàn Du Tăng thường treo trên xe khi hành đạo, một giá để kinh…
 
Tịnh xá ngày nay còn là một cơ sở Phật giáo hoạt động tích cực trong công tác giáo dụctừ thiện xã hội tại địa phương.

Tham khảo


  • https://mytour.vn/location/1686-tinh-xa-ngoc-vien.htm
  • https://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-trong-nuoc/cac-chua-o-vinh-long/tinh-xa-ngoc-vien/
5/5 (2 bình chọn)
Chia sẻ
3.. Chùa Ngọc Viên - Vĩnh Long (Nguồn Mytour)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *