Chùa Nhạn Tháp (Văn Giang, Hưng Yên)

Chùa Nhạn Tháp (Văn Giang, Hưng Yên)

Thông tin cơ bản

Đôi nét về chùa

Chùa Nhạn Tháp ở đầu làng Nhạn Tháp, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, nhưng do sự đổi dòng của sông Hồng cũng như xói lở nên nhân dân trong làng đã chuyển chùa vào vị trí như hiện nay. Chùa được trùng tu lại vào thời Nguyễn Duy Tân năm thứ 4 (1910), kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm 4 gian Tiền đường và 3 gian Tam bảo. Trong số các di vật cũng như đồ thờ tự phải kể đến chiếc bệ đá hoa sen có niên đại tạo tác Diên Thành sơ niên (1578). Đây cũng có thể coi là một trong những tác phẩm đá tiêu biểu về chạm khắc mỹ thuật thế kỷ XVI (nhà Mạc) trên địa bàn Hưng Yên.

Giá trị lịch sử

Chùa được bao bọc bởi hàng chục cây cổ thụ như muỗm, vải… tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Với vị trí địa lý nằm xa tỉnh lỵ, gần sát sông Hồng và Hà Nội, nên trong những năm kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa đã được Ban Cán sự tỉnh chọn làm nơi hoạt động nuôi giấu cán bộ cách mạng. Thời kỳ kháng chiến có sư Bằng trụ trì chùa Nhạn Tháp đã nuôi giấu các ông huyện đội trường, chính trị viên huyện đội nhiều ngày. Cán bộ kiểm tra của tỉnh ủy, bí thư huyện uỷ Khoái Châu cũng về đây ăn ở và hoạt động ngay trong lòng địch. Cùng với các chùa Phú Thị, chùa Phú Trạch, chùa Nhạn Tháp là bức tường thành che chở cho cán bộ Hà Đồng và cán bộ các xã lân cận đi về hoạt động cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp toàn thắng.

Di tích quốc gia

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 23 tháng 1 năm 1997.

Tham khảo 

  • Trích “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn hóa, 2012, tr. 250-251.
Chấm điểm

Hình ảnh

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)