Chùa Nhiễu Long (Hương Sơn, Hà Tĩnh)

Chùa Nhiễu Long (Hương Sơn, Hà Tĩnh)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Nhiễu Long, thường gọi chùa Cao, ở phường Ngàn Phố, tổng Hữu Bằng, sau là xã Hàm Phố, Sơn Phố, nay là Thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn.

Ngôi chùa cổ

Sách Hương Sơn phong thổ ký chép: “Chùa này có núi Hùng sơn phụ ở phía sau, núi Kê sơn đối mặt đàng trước, núi Đại Hàm chuyển về Nam lắm thành “Sa Hổ” núi Thiên Nhẫn vòng lên Bắc làm thành “Sa Long”. Các nhà phong thủy cho đó là một thế đất linh tú vô cùng…”

Sách Tỉnh Hà Tĩnh của tác giả người Pháp Buy-la-tô (R.Bulateau) chép một huyền thoại: “Ở gần làng Phố Châu có một hòn núi gọi là Nhiễu Long Tu(?) đất màu đỏ. Núi có hình hai con rồng chầu lại với nhau. Một đêm mưa to gió lớn, bổng có tiếng kêu vọng từ ngôi chùa trên đỉnh núi làm chuyển động một vùng. Sáng dậy người ta không thấy có gì khác, chỉ thấy cái chuông nhỏ treo trước cổng chùa bị dứt dây rơi xuống đất. Dân làng đến định treo chuông vào chỗ cũ, nhưng không sao nhấc lên được, vì nó nặng một cách kỳ lạ. Hôm sau họ đưa một đàn trâu đến kéo, cũng không nổi. Dần dần về sau, cái chuông bị chìm biến xuống đất. Người ta nói là Long vương lấy mất.”

Hương Sơn phong thổ ký còn cho biết một sử liệu: “Khoảng năm Ất Dậu niên hiệu Hàm Nghi (1885) có một cuồng sĩ tự xưng là Bạch Xỉ thiền sư đưa đồ đảng trên trăm người trấn giữ chùa, đặt vọng lâu, mở cờ gióng trống.”. Quân Pháp đến tấn công, quân của ông phải thiêu hủy đồn trại, chạy vào núi. Sau đó hai năm, Bạch Xỉ lại cùng Vũ Văn Chính, một thủ hạ của ông, cùng trên trăm quân “mỗi người cầm một cái quạt giấy trắng. Bạch Xỉ bảo y có pháp thuật, cầm quạt phẩy một cái, súng gì bắn cũng tịt ngòi”. Quả nhiên khi quân Pháp đến bắn thì phát súng đầu tiên bị tịt. “Lúc bấy giờ có anh lính tập biết là có yêu thuật, bèn vén quần đái vào nòng súng, lập tức súng nổ giòn, làm chết khoảng vài chục người”. Bạch Xỉ phải cho quân rút. “Từ đó, trên 30 năm nay, tòa sen rêu phủ, biển chùa sương pha, kẻ du lãm qua lại rất lấy làm cảm kích. Đến năm thứ 7 niên hiệu Khải Định (1924), dân xã làm đơn xin tu lý lại. Ngày nay cảnh tượng đã đổi mới, đẹp để”.

Trùng tu

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Nhiễu Long lại bị bỏ phế trên 50 năm, gần đây mới được nhân dân trùng tu.

Tham khảo

  • Trích sách “Chùa cổ Hà Tĩnh”, tác giả Thái Kim Đỉnh
Chấm điểm
Chia sẻ
logo_chonthieng

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)