Chùa Pháp Vân (Văn Lâm, Hưng Yên)

Chùa Pháp Vân (Văn Lâm, Hưng Yên)

Chùa tọa lạc trên một khu đất cao ráo, rộng rãi ở phía Tây Bắc thôn Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Nằm giữa một khu dân cư đông đúc, kề sát với đường giao thông của các xã Lạc Đạo, Đại Đồng, Chỉ Đạo… mặt tiền chùa hướng phía Nam, tạo nên một dáng cổ kính yên tĩnh. Chùa thờ Phật và thờ bà Pháp Vân – một trong bốn vị thần (Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) làm ra mây, mưa, sâm, chớp, các vị thần này chịu ảnh hường của đạo Phật và được hóa thân thành Phật.

Sự hình thành

Không rõ năm khởi dựng chùa, nhưng qua bia ký, hoa văn thì ngôi chùa đã trùng tu nhiều lần vào thời Lê – Mạc và thời Nguyễn.

Kiến trúc và bài trí

Chùa xây dựng theo kiểu chữ “Công” (X), mặt tiền hướng Nam, gồm Tiền đường 5 gian, 2 dĩ, mái lợp ngói mũi, trên bờ nóc có tiêu đề “Pháp Vân Tự”. Bước qua tam cấp vào trong tòa Tiền đường, gian chính giữa treo bức đại tự “Tam thiên bảo hóa“, hai bên nhà Tiền đường là tượng Hộ pháp Khuyên Thiện và Trừng Ác. Tiếp nối với hai pho tượng Hộ pháp là tượng Đức Ông và Thánh Tăng. Gian bên phải treo quả chuông đổng niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794) và một bia đá “Tín thí Pháp Vân Tự bi” niên hiệu Diên Thành vạn vạn niên (1578) đời Mạc Mậu Hợp.

Tòa Thượng điện kiến trúc theo kết cấu kẻ chuyền, bào trơn đóng bén, hai bên là hai bức tranh miêu tả cảnh lầu các, hoa lá rất sinh động. Gian giữa trung tâm Thượng điện được xây các bậc đặt tượng từ thấp lên cao. Trên nóc treo bức đại Tự “Pháp Vân Tự”; lớp trên cùng là ba pho tam thế; lớp thứ 2 là tượng Di đà tam tôn, hai bên là Quan Âm và Văn Thù Bồ tát; lớp thứ ba là tượng Hoa Nghiêm tam thánh; lớp thứ tư là tượng hoàng hậu; lớp dưới cùng là tượng Thích Ca sơ sinh. Hai bên dãy hành lang thượng điện là hai bức phù điêu bằng gỗ chạm Thập điện Diêm vương…

Tiếp theo thượng điện là Hậu cung được kết cấu theo kiểu giá chiêng chống rường, bốn hàng chân cột. Tại đây đặt tượng Pháp Vân trên bệ cao. Tượng ngồi theo tư thế bàn chân phải để lộ trên lòng đùi trái, vai để trần. Tay đeo hai vòng tràng hạt, tạc bằng gỗ. Có thể nói đây là pho tượng đẹp được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thế kỷ XVII-XVIII tạo tác nên. Bên cạnh tượng Pháp Vân là hai pho tượng Thế Địa, phía sau tượng Pháp Vân là tượng Quan Âm tọa sơn và Quan Âm tế thứ.

Giá trị lịch sử

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi hoạt động cùa cán bộ Việt Minh, nơi đội du kích nổ phát súng đầu tiên trước khi trước khi đi phá kho thóc Nhật. Đây cũng là nơi du kích tập trung để bàn bạc kế hoạch đánh Pháp.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Văn hóa – Thông tin đã sơ tán về làm việc tại ngôi chùa này.

Di tích quốc gia

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 28 tháng 2 năm 2001.

Tham khảo

  • Trích “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng
Chấm điểm
Chia sẻ
Chua-Phap-Van-Hung-Yen (18)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *