Chùa Phật Cấu (Thiên Lộc, Hà Tĩnh)

Chùa Phật Cấu (Thiên Lộc, Hà Tĩnh)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Chùa Phật Cấu, thường gọi chùa Gạo, xưa là chùa Phổ Cứu, một trong “Tứ Phổ” – Bốn ngôi chùa có tên là Phổ trên dãy Hồng Lĩnh, thuộc địa phận giáp 2 xã Tả Can Lộc, tổng Nội Ngoại, nay là xã Thuần Thiện, huyện Thiên Lộc.

Ngôi chùa cổ

Gần chùa có hói Cầu Hầm chảy xuống sông Thượng Trụ, đổ ra sông Nghèn.

Sách Thiên Lộc phong thổ chí của Lưu Công Đạo viết về ngọn Sư Tử trong dãy Hồng Lĩnh, có đoạn: “…Dưới chân núi, về phía bên phải là vùng rừng cấm. Dưới khu rừng cấm ấy cũng có ngôi chùa, tương truyền là chỗ chứa thóc gạo của Trang vương chở đến, tục gọi chùa Gạo”.

Cụ Võ Đăng Loạt (cố Loan) ở Thuần Thiện cho biết chùa được dựng lại năm Mậu Thìn (1928). Năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi (1942, 1943) xã lại sửa chữa thêm, đến đầu năm Ất Dậu (1945) mới khánh thành. Sau hai lần trùng tu lớn này, chùa khá khang trang. Trước chỉ có một ngôi nhà gỗ, thờ dọc, sau được chuyển lại thờ ngang, và làm thêm nhà bái đường.

Trong chùa có hai đôi câu đối do Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình viết:

Nhất tâm phụng thỉnh Nam vô Phật,

Bách bái tâm kỳ thượng hữu thiên.

(Một lòng phụng thỉnh Nam vô Phật,

Trăm lạy tâm thành trên có Trời)

và:

Lễ nhạc y quan triều Phật tổ,

Trai minh thịnh phục diệu Thiền môn.

(Áo mão lễ nghi chầu Phật tổ,

Chay đàn trai phục niệm cửa Thiền)

Phía ngoài có bàn thờ bà chúa Liễu và câu đối:

Thập bát lung linh thần hữu tại, Tam thiên thế giới Phật như lai“.

(Mười tám cửa thiêng thần ở đó, Ba nghìn thế giới Phật qua đây)

Hiện nay, chùa đã bị dỡ phá, rừng xưa cũng không còn, chỉ còn lại nền chùa nổi lên giữa cánh đồng ven núi.

Tháng 3/2001, nhà nhiếp ảnh Hữu Vơn với một số thanh niên trong xã đào được tấm bia cổ hình trụ vuông cao khoảng 1,50m, mặt rộng khoảng 0,60m. Bia không còn đế và bị ghè đập sứt mẻ, chữ mất đi từng mảng và mờ không đọc được. Mặt chính chỉ thấy rõ bốn chữ lớn dưới trán bia “Phật Cấu tự bi” (Bia chùa Phật Cấu). Ba phía khác còn đọc được một số chữ, cho biết: Mặt cạnh bên phải ghi số ruộng chùa; mặt sau lưng ghi thể thức văn tế và nghi tiết tế lễ các vị hậu Phật (người cúng hậu vào chùa để nhà chùa lo việc giỗ tết) là người họ Đặng, gồm Đình úy tự thừa, phủ quan phủ Anh Đô, tước Lương tài tử, và Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Phó ty quan Đô trường hầu; Mặt bên phải ghi lời cam đoan của làng về việc thực hiện di chúc của các vị hậu Phật.

Theo các cụ già ở Thuần Thiện thì bia dựng khoảng năm thứ 25 niên hiệu Chính hòa đời Lê Hy Tông (1704).

Tham khảo

  • Trích sách “Chùa cổ Hà Tĩnh”, tác giả Thái Kim Đỉnh
Chấm điểm
Chia sẻ
logo_chonthieng

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)