Chùa Phú Châu (Phúc Thọ, Hà Nội)

Chùa Phú Châu (Phúc Thọ, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Tên gọi và vị trí địa lý

Chùa Phú Châu tên chữ là Hương Thuỷ tự, thuộc thôn Phú Châu, xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, trước năm 1945 thì thôn Phú Châu thuộc xã Phú Châu, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội.

Lịch sử 

Chùa nằm ở vùng ven Sông Hồng của huyện Phúc Thọ, chưa xác định được chùa được xây dựng từ khi nào, theo dân gian truyền miệng, ngôi chùa được thành lập từ rất sớm, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh tín ngưỡng của cư dân làng xã thôn Phú Châu.

Kiến trúc

Chùa Phú Châu được xây dựng trên địa hình thế đất cao, xung quanh được trồng nhiều cây cối, hiện nay chùa có các công trình: Cổng, Tam bảo, Nhà Mẫu, Nhà Tổ, nhà Bia.

Tam bảo là dãy nhà 7 gian, dài khoảng 9m, được làm kiểu tường hồi bít đốc tay ngai với mái chảy, lợp ngói ri, hai trụ biểu được làm kiểu ô lồng đèn, trên đỉnh hai trụ biểu được đắp đôi nghê chầu. Bên trong, các bộ vỡ đỡ mái được lầm thông nhất theo kiểu Kèo kẻ quá giang bằng gỗ tứ thiết, được bào trơn, các gian thờ được xây cao khoảng 40cm, bên trên có các tượng: Hộ Pháp, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Hiền, Già Lam Chân Tể, Diệm Nhiên Đại sỹ.

Hậu cung của dãy Tam bảo chạy dọc vào trong gồm 3 gian, rộng gần 5m, bên trong được xây các bệ gạch có cấp bậc từ thấp đến cao, bên trên đặt hệ thống các tượng pháp: bộ Tam Thế ở vị trí cao nhất có kích thước đồng đều nhau, ngồi trên bệ sen, 3 pho tượng này mang nét kiến trúc của thế kỷ XVIII – XIX. 

Ở hàng thứ hai là tượng Thích Ca, hai bên là A Nan và Ca Diếp

Lớp thứ 3 là tượng A Di Đà

Lớp thứ 4 là tượng Ngọc Hoàng 

Lớp thứ 5 là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ

Lớp thứ 6 là toà Cửu Long

Lớp thứ 7 là tượng Nam Tào, Bắc Đẩu

Ở hai bên tường hồi có các tượng Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Tọa Sơn.

Bên cạnh tòa Tam bảo là hai dãy nhà Tổ và Nhà Mẫu, cả hai nhà đều là nhà 3 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ri. Đây là nơi thờ các vị tổ sư từng trụ trì của chùa, gian giữa của nhà Tổ thường có tượng Bồ Đề Đạt Ma và các vị tổ sư ở chùa. Còn nhà Mẫu là nơi thờ các tượng Mẫu theo tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam.

Toà nằm cạnh đầu hồi Tam bảo là dãy nhà Bia gồm 4 gian.

Các kiến trúc của chùa hầu hết được làm đơn giản, bào trơn ít hoa văn trang trí.

Di vật

Qua quá trình lịch sử, hiện nay chùa phú Châu còn lưu giữ được một số di vật quý gồm: chuông đồng, hoành phi, câu đối, bát hương đá và nhiều đồ thờ cúng khác. Đặc biệt là hệ thống tượng tròn gồm 40 bức và 1 toà Cửu Long, các bức tượng này có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVIII. 

Xếp hạng

Chùa Phú Châu đã được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh, thành phố năm 2000.

Tài liệu tham khảo

  1. Thái Nguyễn Việt, Những di sản văn hóa huyện phúc thọ p2.
Chấm điểm
Chia sẻ
chua-Phu-Chau-Phúc-Tho-Ha-Noi

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)