Chùa Phú Thị (Văn Giang, Hưng Yên)

Chùa Phú Thị (Văn Giang, Hưng Yên)

Thông tin cơ bản

Vị trí

Chùa Phú Thị tọa lạc trên một gò đất cao, gần sát với đê sông Hồng, giữa một không gian thoáng đãng với hổ nước bao quanh. Thế đất dựng chùa có hình một bông sen. Do vậy mà trong chùa hiện nay có một bức đại tự Kim Liên động (động sen vàng).

Kiến trúc

Chùa chính được xây dựng theo kiểu chứ Đinh gồm 7 gian Tiền đường và 3 gian Tam Bảo. Hai gian ngoài cùng của Tiền đường được làm kiểu chồng diêm hai tầng tạo nên hai gác lửng để treo chuông, khánh đá. Tòa Tam bảo được làm theo kiêu cuốn vòm, đây là kiểu kết cấu kiến trúc độc đáo ít thấy trên địa bàn Hưng Yên. Sau chùa là khu nhà Mẫu và nhà Tổ là những công trình mới được xây dựng gần đây.

Giá trị lịch sử

Với vị trí ở xa tỉnh lỵ nhưng lại gần Hà Nội, tiện thâm nhập vào nội thành. Trong những năm trước 1945, Ban Cán sự tỉnh Hưng Yên đã chọn chùa Phú Thị cùng một số ngôi chùa khác trên địa bàn làm nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng phục vụ công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng để từ đó mở rộng địa bàn. Trong số những người được nuôi giấu đó có ông Hoàng Quốc Việt. Năm 1986 khi về thăm lại chùa, ông căn dặn Đảng bộ và chính quyền địa phương: “Chùa Phú Thị là một di tích văn hóa đẹp, Đảng bộ và nhân dân địa phương cần góp sức trông nom, giữ gìn“.

Trong kháng chiến chống Pháp, Mễ Sở là xã đầu tiên của huyện Văn Giang nổ súng đánh Pháp. Giặc đến lập tề, ta cử người ra lãnh đạo nhân dân sản xuất và đấu tranh với chúng. Ta thành lập các đội du kích trong đó có đội nữ du kích Hoàng Ngân làm nhiệm vụ quấy rối, trừ gian, địch vận rất mạnh. Những năm ác liệt ấy, Mễ Sở có trên 300 người bị địch giết hại và hàng trăm người ờ nơi khác được chúng đem về đây tra tấn cho đến chết. Tuy địch khủng bố ác liệt nhưng các cơ sở cách mạng ở Mễ Sở vẫn kiên cường đứng vững, là bức tường che chờ cho các bộ Việt Minh hoạt động. Cũng từ ngôi chùa cách mạng, dưới sự đùm bọc của nhân dân, cán bộ lãnh đạo huyện Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên), Thường Tín (Hà Đông) và cán bộ các xã lân cận vẫn đi về hoạt động tại chùa Phú Thị cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp toàn thắng.

Di tích quốc gia

Ngày 16 tháng 11 năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định số 1288, công nhận chùa Phú Thị là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Tham khảo

  • Trích “Phật giáo Hưng Yên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn hóa, 2012, tr. 249-250.
Chấm điểm

Hình ảnh

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)