Chùa Quán sứ là ngôi chùa cổ trăm năm, có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán sứ, quận Hoàn Kiếm , thành phố Hà Nội.
Lịch sử hình thành
Chùa Quán Sứ ra đời từ thời Lê Thế Tông ở thế kỷ XV. Xưa kia, phường Cổ Vũ chưa có chùa. Chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam,khi ấy dân làng dùng chỗ này để tế cầu yên gọi là xóm An Lập. Theo sách lịch sử : Hoành Lê Thống Chí” có ghi lại vào thời Vua lê Thế Tông. Khi các sứ giả của các nước Chiêm Thành , Ai Lao sang triều cống và nghị sự ở Việt Nam. Nhà Vua cho dựng tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón họ.
Theo sách ấy ghi lại, do các sứ giả các nước đều tin và sùng bái đạo Phật. Vì vậy nên dựng thêm một ngôi chùa nằm trong khuôn viên Quán sứ để thuận lợi hành lễ. Trải qua nhiều năm, Khu nhà Quán Sứ đã dần bị mai một, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.
Lá cờ Phật giáo thế giới do thượng tọa Tố Liên mang từ Colombo đã lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Hà Nội vào ngày 13/5/1951.
Theo lời Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đời Gia Long chùa có địa điểm gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, với mục đích đây là chỗ bái tế cho quân nhân ở đồn này. Chùa được tu sửa thêm các hành lang, tô tượng và đúc chuông đồng.
Chùa Quán sứ là nơi thờ Phật và vị quốc sư Minh Không thời nhà Lý. Quốc sư Minh Không là vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo triều đại nhà Lý. Tương truyền, ông là thiền sư sáng lập nên nhiều chùa ở Việt Nam, Đồng thời ông là vị lương y đông y giỏi.
Vào năm 1934, Chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương, Tổng hội phật giáo Bắc Kỳ thành lập. Năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản thiết kế do 2 kiến trúc giỏi lúc bấy giờ thiết kế.
Kiến trúc và cảnh quan
Chùa Quán Sứ xây dựng tam quan có 3 tầng mái, ở vị giữa là lầu chuông. Bước qua tam quan là một khoảng sân rộng lát gạch đỏ. Trải qua 11 bậc thềm là chánh điện cao.
Điện Phật là nơi được bày trí trang hoàng, thiêng liêng và cổ kính. Phía trong cùng, đây là nơi thờ 3 vị tam thế phật trên bậc cao nhất.Ở bậc giữa thờ tượng phật A-di-đà, 2 bên có tượng Quan thế âm bồ tát và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa là nơi thờ Phật Thích ca,2 bên gồm A-Nan-Đà và Ca-Diếp. Bên bậc thấp nhất, ở ngoài cùng là tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Di Tăng.
Gian bên phải chánh điện, đây là nơi thờ Thiền Sư Minh Không (hay gọi là Lý Quốc Sư) cùng 2 vị thị giả. Bên trái chính điện, thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương và Quan Bình.
Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thời Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa hiếm có trên đất bắc Việt Nam, tuy xây từ lâu đời nhưng luôn gìn giữ chính pháp và đặc biệt ” không thờ mẫu tam tứ phủ “ trong chùa vì đây là một dạng tín ngưỡng bản địa không thuộc Phật giáo.
Ở 2 bên chánh điện và đằng sau trên là dãy nhà được dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.
Chùa Quán Sứ nổi tiếng là ngôi chùa cổ với nhiều câu đối viết bằng chữ quốc ngữ.
Trải qua nhiều năm, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Đây cũng là nơi, nhiều tín đồ phật tử muôn nơi về đây dâng hương.
Tham khảo
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Qu%C3%A1n_S%E1%BB%A9
- http://vivuhanoi.com/chua-quan-su-ngoi-chua-co-tram-nam-tuoi-cua-ha-noi.html
- https://truyenhinhdulich.vn/diem-den/chua-quan-su-4342.html