Vị trí
Chùa Sa Đê (Linh Quang tự) thuộc xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là một trong những di tích lịch sử cấp tỉnh vẫn được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ giữ gìn, trùng tu tôn tạo nhằm lưu giữ nét kiến trúc truyền thống của dân tộc.
Kiến trúc
Chùa là một công trình kiến trúc cổ quy mô với kiểu cách bố trí mặt bằng nội công ngoại quốc. Toà bái đường 5 gian, có kích thước dài 11,ốm, rộng 6,4 m (tính cả phần hiên) hai tầng mái, hồi xây bít đốc. Nền được xây cao hơn sân 37 cm, phía trước tạo bậc lên xuống. Bốn vì kèo gỗ được tạo dựng bởi sự liên kết giữa cột, vì nóc, vì nách và bẩy hiên. Vì nóc thiết kế theo kiểu giá chiêng, mê cốn, câu đầu, trụ lửng. Vỉ nách thiết kế theo kiểu chồng rường. Từ phía các cột quân có hệ thống bây ăn mộng vươn ra đỡ tàu mái. Bộ phận chịu lực của mỗi bộ vì là hai cột lim, cột cái có kích thước cao 3,64m đường kính 25cm, cột quân có kích thước cao 2,80m, đường kính 23cm. Các cột đều được kê trên chân tảng đá hình cô bông tạo thế vững chãi.
Mặc dù là công trình kiến thiết thời Nguyễn nhưng trên các cấu kiện gỗ ở bái đường đã chạm khắc các đề tài trang trí mỹ thuật khá công phu với các đề tài: rồng, lân, phượng, hoa lá ở cả hai mặt.
– Tòa tam bảo gồm 4 gian xây quay dọc dài 8,3m, rộng 5,15m. Bộ khung gỗ được tạo dựng bởi sự liên kết của 5 bộ vì. Tòa tam bảo có bài trí 6 lớp tượng phật với 20 pho lớn nhỏ, hầu hết đều được gia công bằng chất liệu gỗ và được sơn son thêp vàng rực rỡ.
– Qua bức tường ngăn cách với hai bên tam bảo là hai dãy hành lang gồm 3 gian và đều có kích thước dài 8,3m rộng 3,3m. Về kết cấu hành lang được xây theo lối tường hồi bít đốc, mái lợp ngói nam. Với hai dãy hành lang và nhà tổ phía sau tam bảo đã khép kín công trình chùa chính thành kiểu: nội công ngoại quốc.
– Nối liền phía sau tam bảo và hai dây hành lang là nhà tổ 5. gian dài 11,6m rộng 4,65m. Bộ khung của nhà tổ được tạo dựng bởi sự liên kết của 4 bộ vì kèo thiết kế theo kiểu chồng rường, tiền bẩy, hậu kẻ. Bộ phận chịu lực ở mỗi bộ đối, y môn trước bệ thờ tổ.
Có thể nói chùa Sa Đê là một trong những ngôi chùa kiến trúc gỗ truyền thống trong huyện. Những giá trị của sự trạm khắc công phu và chất liệu xây dựng công trình là biểu hiện tâm lòng của người dân với đạo Phật, với cảnh Phật chùa làng, với một công trình văn hoá để lại cho muôn đời sau.
- Tham khảo theo cuốn “Lịch sử Phật Giáo Nam Định” – NXB Tôn Giáo