Chùa Tân Long (Gò Công Đông, Tiền Giang)

Chùa Tân Long (Gò Công Đông, Tiền Giang)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung


Chùa Tân Long là ngôi chùa tọa lạc tại ấp Gò Lức, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Chùa được thành lập vào khoảng thập niên 1980 với diện tích toàn bộ khuôn viên khoảng 2.933,2 mét vuông. Lúc này, trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chí Minh, Ngài cũng là người đã cho xây dựng địa điểm linh thiêng này. 

Đến năm 1930, Hòa thượng Thích Chí Minh viên tịch. Không phụ tâm huyết thành lập của Ngài, những quý thầy khác đã tiếp tục kế thừa sự nghiệp trụ trì và hành đạo nhằm duy trì, phát triển chùa cho đến tận ngày nay.

Các đời trụ trì


Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, chùa Tân Long đã trải qua những đời trụ trì sau:

  • Hoà thượng Thích Chí Minh – Người thành lập chùa (1980 – 1930).
  • Thầy Tư Dục (1930 – 1950).
  • Hòa thượng Thích Huyền Quý (1950 – 1965). 
  • Đại đức Thích Thiện Thống (1965 – 1980).
  • Thượng tọa Thích Thiện Tâm (1980 – Nay).

Quá trình trùng tu


Như những ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước, trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, chùa Tân Long không tránh khỏi việc bị tàn phá, mai một. Dù đã được những vị chư Tôn đức tiến hành trùng tu, sửa chữa lần lượt vào những năm 1930, 1955, 1985 và 2055 nhưng chùa vẫn trở nên xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là cột kèo bị mục nát, bong tróc tường vách, trần nhà thủng dột khiến mưa đến ẩm mốc, trời nắng thì ánh sáng chiếu qua kẻ hở gây chói mắt. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tu học, bái sám, tụng kinh của chư Tăng, Phật tử trong chùa.

Đặc biệt, khi đất ước đang trong thời đại thái bình, xã hội phát triển phồn vinh thì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của tín đồ khắp mọi miền càng trở nên bùng phát mạnh mẽ. Đó là lý do nhiều ngôi chùa bắt đầu tiến hành những cuộc đại trùng tu để phục vụ công cuộc tu học, hành Pháp của quý Phật tử, Tăng Ni. Có như vậy, đời sống tâm hồn mới được củng cố, con người càng sống hướng thiện, an bình, tiếp nối cho sự nghiệp hoằng Pháp độ sanh báo Phật ân đức.

Năm 2014, Đại đức Thích Nguyên SĩĐại đức Thích Thiện Lương cùng tấm lòng của Phật tử xa gần đã tiến hành Phát nguyên đại trùng tu toàn bộ chùa Tân Long dưới sự giao phó của Thượng tọa trụ trì. Vì thế, lễ đặt đá động thổ phát công xây dựng chùa đã diễn ra vào ngày 09/03/2014 (tức ngày 9 tháng 2 năm Giáp Ngọ). Kết quả là sau 4 năm trùng tu xây dựng với tổng kinh phí lên đến 8 tỷ đồng, ngôi phạm vụ Tân Long đã có thể đi vào hoạt động. Ngày 25/02/2018 là thời điểm tổ chức buổi lễ khánh thành, đánh dấu sự trở lại đầy trọng đại của ngôi chùa Tân Long.

Đến nay, ta có thể bắt gặp một ngôi chùa Tân Long sừng sững trang nghiêm giữa vùng quê Gò Công Đông mênh mông bát ngát. Nổi bật là Ngôi Chánh điện được xây nên từ chất liệu bê công cốt sắt. Công trình này có bề ngang 16,5 mét, chiều dài 36 mét và bao gồm hai hạng mục: Điện Phật và Tổ Đường.

Kiến trúc


Kiến trúc của chùa Tân Long Tiền Giang cũng vô cùng tinh tế, sắc sảo. Minh chứng là phần mái được đúc bê tông kiên cố và dán một lớp ngói lưu ly màu xanh. Ở trên các mái đao có những hình thù hình rồng bắt mắt. Ở phần kèo nối liền với các trụ cột, ta có thể nhìn thấy những hoa văn được gắn theo kiểu chữ Triện, ý tưởng này tuy đơn giản nhưng lại tạo cảm giác mạnh mẽ, thanh thoát. Khung cửa làm từ chất liệu gỗ căm xe chắc chắn.

Hành lang trong chùa khá rộng rãi, bao quanh là những lan can được trang trí bằng các họa tiết nhẹ nhàng. Nền chùa lát bằng tấm gạch men hiện đại và không kém phần sang trọng. Ngay cả những bậc tam cấp cũng được lát bằng loại đá hoa cương đem lại cảm giác thanh thoát, hài hòa.

Vào trong Chánh điện, ta có thể bắt gặp ngay chính giữa là bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghiêm trang. Ở hai bên cánh tả và hữu lần lượt đặt hai bức phù điêu của Bồ tát Văn ThùPhổ Hiền. Tận dụng những khoảng trống của vách tường là những bức tranh mô tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc Đản sinh cho đến khi nhập Niết bàn. Vì vậy, không gian Chánh điện mặc dù có diện tích khá rộng rãi nhưng lại khiến du khách ghé thăm cảm thấy ấm áp, tịch tĩnh.

Sảnh phía trước của Chánh điện đặt bàn thờ Hộ PhápTiêu Diện. Hai bên mặt tiền của Chùa là tượng ông Thiện và ông Ác, những bức tượng này đều được đắp theo dạng phù điêu vô cùng tinh tế, kỳ công.

Đi một vòng ra phía sau của Chánh điện, ta sẽ thấy Tổ đường. Đây là nơi đặt bức phù điêu Tổ Đạt Ma cùng di ảnh, long vị của những nhân vật quan trọng như: Chư lịch đại Tổ sư, Hòa thượng Thích Trí Minh (người đã thành lập chùa Tân Long), Bàn thờ chư Tín chủ ký hậu, chư Hòa thượng hoằng truyền Phật pháp ở Việt Nam, hương linh bá tánh,…

Không chỉ riêng Chánh điện mà chư Tăng còn bắt tay vào việc tái tạo lại Cổng Tam Quan, hàng rào và những công trình phụ khác. Tất cả đều được trùng tu, xây dựng lại rất khang trang và mang đậm nét Phật giáo nước Việt.  

Giá trị


Trải qua nhiều thế kỷ, các thế hệ chư Tôn đức của chùa Tân Long luôn có ý thức gìn giữ, phát huy truyền thống Phật giáo. Nhờ thế, chùa đã có những đóng góp không nhỏ trong Giáo hội, hướng con người đến những điều tốt đẹp, góp phần xây dựng quê hương.

Tham khảo


http://www.phatgiaotiengiang.org/h-go-cong-dong-lich-su-chua-tan-long.html

 

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)