Chùa Thiên Hưng (thành phố Huế – Thừa Thiên Huế)

Chùa Thiên Hưng (thành phố Huế – Thừa Thiên Huế)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu


Chùa Thiên Hưng tọa lạc ở thôn Dương Xuân Hạ I, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. . Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của kinh thành Huế với nét cổ kính trong kiến trúc, sự linh thiêng và những truyền thuyết ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đầy bí ẩn. Đến với Chùa Thiên Hưng các bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa.

Lịch sử


Chùa Thiên Hưng do Hoà thượng Liễu Đạo Chí Tâm, đệ tử của ngài Tê Chánh Bản Giác khai sơn năm 1825. Vị kế thế trụ trì sau này lại giao cho sư cô Thanh Tâm, đệ tử của ngài Hải Thuận chùa Từ Hiếu. Sư cô cùng với các Phật tử ở Linh Sơn Phổ trùng tu năm 1893năm 1896 thỉnh ngài Huệ Pháp (Tuệ Pháp), đệ tử đắc pháp của ngài Hải Thiệu Cương Kỷ ở chùa Từ Hiếu về làm tọa chủ. Từ đó môn đồ tứ chúng đến qui y đông đảo.

Chùa Thiên Hưng trở thành một đạo tràng nổi tiếng. Ngay cả Hoà thượng Giác Tiên cũng dẫn tăng chúng đến nghe pháp. Năm 1919 ngài Huệ Pháp được triều đình thinh làm trụ trì chùa Diệu Đê và năm 1926 làm tăng cang. Ngài viên tịch vào năm 1927. Cũng năm này Hoà thượng Quảng Tu trùng tu chùa nhờ vào tiền cúng dường của Hoàng Thái Hậu Xương Minh.

Năm 1935, chùa Thiên Hưng được ban biển sắc tứ và ngài Quảng Tu được ban giới đạo hộ đỉệp. Năm 1962, Thượng tọa Chánh Nguyên trụ trì chùa tổ chức trùng kiến, sắp xếp các công trình theo chữ đinh. Chùa còn nhiều tượng Phật bằng gỗ xưa rất đẹp. Năm 2003 chùa được trùng tu nhưng vẫn giữ kiến trúc bằng gỗ như trước.

Kiến trúc


Kiến trúc của chùa Thiên Hưng theo lối cổ kính, đơn giản, nằm trong khuôn viên có diện tích rộng, thoáng đãng. Tới thăm chùa Thiên Hưng, bạn sẽ cảm thấy tâm mình được an lạc, bước chân vào cổng chùa là những hàng cây xanh rợp bóng mát. Không khí tại chùa trong lành, mát mẻ khiến bao muộn phiền, ưu tư được rũ bỏ. 

Cấu trúc cổng tam quan chùa Thiên Hưng bao gồm 3 cửa vào. Cửa ở giữa lớn hơn hai cửa còn lại. Trụ cổng được làm bằng đá vững chắc, phía trên lợp mái. Ở cổng lớn nhất có khắc tên chùa. Theo quan niệm từ xa xưa, 3 cổng tam quan sẽ là ý niệm về “tam giải thoát môn”. Khi con người thực sự hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát được những sân si, oán hận và đau khổ của cuộc đời để tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống. 

Khu tiền đường của chùa Thiên Hưng được xây dựng trên nền đất cao. Phía trước nhà chính điện có để một đỉnh to màu vàng. Mái chùa có kiến trúc cao, cổ kính với hình ảnh là những cặp rồng uốn lượn đối xứng nhau đầy nghệ thuật. Chánh điện là tòa nhà xây theo kiến trúc truyền thống của chùa Huế với ba gian hai chái, cách thờ tự cũng giản dị. Trước thờ tượng Phật A Di Đà; hàng sau cao hơn, thờ Chuẩn Đề, cao trên cùng thờ tượng Tam Thế. Hai bên là hai ban thờ đức Địa Tạng Bồ tát, thập bát la hán, các ngài Hộ pháp… Phía hậu tổ chia làm ba án thờ thờ chư Tổ có công với chùa qua các thời kỳ.
Toàn bộ hệ thống kiến trúc  của chùa  chùa, hậu tổ, tăng đường và trai đường khép kín tạo thành một khoảng sân nhỏ ở giữa đặt chậu hoa cây kiểng vừa trông rất thiên nhiên vừa tạo được sinh khí trong chùa.

Tham khảo


  • https://www.facebook.com/hung.thien.
  • https://hanhtrinhtamlinh.com/chua-thien-hung/
  • http://phatgiaoaluoi.com/news/Chu-Ton-Thien-duc/Tuong-niem-Hoa-thuong-Hue-Phap-chua-Thien-Hung-Hue-4308/#.YkBto9JBzcc
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)