Chùa Thiên Niên (Hồ Tây, Hà Nội)

Chùa Thiên Niên (Hồ Tây, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Xung quanh hồ Tây có nhiều làng cổ, và gắn với đó là những đình đền chùa cổ kính cùng nhiều giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, góp phần tạo nên tâm thức Hà Nội ở chính vùng đất đặc biệt này. Một trong những điểm nhấn về văn hóa tâm linh quanh khu vực hồ Tây chính là chùa Thiên Niên.

Tên gọi


Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ tự, chùa còn có tên là chùa Sài và tên địa phương gọi là Chùa Trích Sài.

Vị trí


Chùa Thiên Niên tọa lạc sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Bước chân tới đây chắc hẳn ai cũng cảm nhận được không khí trang nghiêm, cổ kính. Cảnh vật xung quanh nên thơ, hữu tình xua đi bao vướng bận của cuộc sống thường ngày ồn ào, xô bồ.

Lược sử


Hiện tại không có một ghi chép cụ thể nào về sự ra đời của chùa Thiên Niên. Theo truyền thuyết thì thời vua Lê Thánh Tông trong một lần du hành vào miền Nam vua đã đưa về 24 thị nữ và 1 phi tần. Nàng phi tần này được đặt tên là Phan Thị Ngọc Đô, nàng được ân sủng và ban cho nửa làng Trích Sài để lập trang Thiên Niên. Khi sống ở đây nàng cùng các thị nữ đã truyền dạy cho dân dệt lĩnh, trồng dâu, nuôi tằm. Tín ngưỡng tâm linh của phi tần và những người dân là sùng đạo Phật nên nhà vua đã cho xây dựng ngôi chùa trên nền chùa Bát Tháp đặt tên là chùa Thiên Niên.

Vào những năm 1820 dưới thời Minh mạng trang Thiên Niên sát nhập với làng Trích Sài. Ngôi chùa vẫn giữ tên như cũ và được tôn tạo lại. Trải qua bao thăng trầm của thời gian ngôi chùa đã có những dấu hiệu hoang hóa. Sau chiến tranh chính quyền và nhân dân đã tu sửa nhiều lần để chùa vẫn là nơi lui tới của các Phật tử, thỏa mãn đời sống văn hóa tâm linh của người dân Hà Thành.

Thờ tự


Chùa Thiên Niên chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫuthờ thứ phi Phan Thị Ngọc Đô của vua Lê Thánh Tông. Đây là người đã gắn bó với đời sống lao động sản xuất của nhân dân. truyền nghề dệt lĩnh, trồng dâu nuôi tằm để nhân dân ổn định cuộc sống. 

Kiến trúc


Nói về kiến trúc thì đây là một ngôi chùa cổ với lối thiết kế hài hòa, cân đối gồm những hạng mục như Tam quan, sân vườn, nhà Tổ, tang phòng, bếp và vườn tháp. Tam quan chùa có hai tầng mái với lối kiến trúc kiểu cổng thành với ba cửa. Tại khu vực này trang trí hoa văn hình rồng, lá cúc tinh xảo, đẹp mắt.

Chùa chính được xây dựng kiểu chữ Đinh với hai khu vực là Tiền đường và Thượng điện. Tiền đường 4 mái lợp ngói ta, bờ nóc thẳng đắp ba chữ nổi “Thiên Niên tự”. Thượng điện gồm 4 gian, từ ngoài vào xây các bệ gạch, hai bên đặt tượng 10 vị Thập điện. Ở Tam bảo là hệ thống tượng Phật Niết bàn, Cửu Long, Quan Âm, A Di Đà.  Riêng Nhà Tổ và Nhà Mẫu hướng ra hồ Tây, tất cả đã tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh.

Di vật


Hiện tại chùa Thiên Niên lưu giữ nhiều di vật có giá trị. Nổi bật nhất có thể kể đến là:

  • 38 pho tượng sơn son thiếp vàng được chạm trổ rất tinh xảo. Trong số có nhiều tượng được tạc vào đầu thế kỷ XVIII.
  • Bộ tượng Thập điện tạc dưới dạng phù điêu với những thần thái rất riêng mang niên đại thế kỷ XIX.
  • Hoành phi, câu đối, cửa võng, khám gỗ…
  • Chuông đồng “Thiên Niên tự chung” đúc năm Thành Thái 12.

Lễ hội


Cứ tới ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm dân làng Trích Sài lại tổ chức tế lễ tưởng niệm bà Tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô.  Những nghi thức diễn ra trong lễ hội nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống văn hoá phong phú xưa kia của một vùng ven Hồ Tây. Năm 1992 chùa Thiên Niên được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa. 

Tham khảo


  • https://sentrang.vn/chua-thien-nien-ha-noi.html
  • http://dulich24.com.vn/du-lich-quan-tay-ho/chua-thien-nien-id-5854
  • https://dulichdiaphuong.com/du-lich/du-lich-chua-thien-nien-667.html
  • https://dulichdiaphuong.com/du-lich/du-lich-chua-thien-nien-667.html
Chấm điểm
Chia sẻ
3. Chùa Thiên Niên (trích Sài) Nguồn Vietnamplus.vn

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)