Chùa Tiên Linh (Chung Linh Tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Chùa Tiên Linh (Chung Linh Tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Gii thiu chung


Chùa Tiên Linh có tên chữ là Chung Linh Tự, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như chùa Tráng, chùa Vạn Phúc, tọa lạc tại thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được coi là dấu tích về địa danh của Kinh đô nhà nước Vạn Xuân.  Trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1954), chùa Tiên Linh là cơ sở hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Cách mạng. Vạn Phúc là bàn đạp của các chiến sĩ biệt động nội thành Hà Nội. Năm 1952, tiểu đoàn 15 và huyện đội Thường Tín đã lấy chùa làm sở chỉ huy và địa điểm liên lạc với cấp trên. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Trần Quang Nghĩa đã viết giấy chứng nhận về khu chùa Tiên Linh trong giai đoạn lịch sử đó. Để trả thù, giặc Pháp trước khi thoát chạy đã phá hủy ngôi chùa lịch sử này.

Lược s


Hiện nay vẫn chưa có tài liệu cụ thể nào đề cập đến năm xây dựng của chùa Tiên Linh, được biết chùa Tiên Linh có thể ra đời từ thời Lý. Nhân dân địa phương thường truyền tai nhau sự tích vua Lý Thái Tổ cho đắp đê Cơ Xá vào thế kỷ XI, là đê lớn nhất lúc bấy giờ. Để kỷ niệm sự việc này, nhà Vua cho xây dựng chùa Tiên Linh dưới chân đê Vạn Phúc. Từ đó, chùa trở thành nơi cầu cúng của các vị vua thời Lý.  Trong Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn: “Mùa thu tháng 7, vua ngự điện Hàm Quang xem đua thuyền, nước lên to. Trong vườn dâu ở xứ Ô Lộ có pho tượng Phật cổ nổi lên mặt nước…”.

Vùng đất Vạn Phúc đã từng chứng kiến sự kiện Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc năm 1789, đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh. Một cánh quân thủy đã dừng chân tại đình làng Vạn Phúc và được nhân dân địa phương nhiệt tình ủng hộ. Quân Tây Sơn chiến thắng quân Trịnh, vào thành phố giúp vua Lê, xóa bỏ được thế lực của nhà Trịnh.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Tiên Linh là nơi hoạt động của nhiều nhà lãnh đạo cách mạng, từng là cơ sở chỉ huy và địa điểm liên lạc bí mật. Giặc Pháp trước khi tháo chạy đã phá hủy ngôi chùa để trả thù, sau này chùa được nhân dân quyên góp xây dựng lại khang trang.

Kiến trúc


Chùa tọa lạc trên một gò đất cao, nằm sát ven đê sông Hồng, nhìn về hướng tây nam. khuôn viên chùa có rất nhiều cây cổ thụ. Ngoài cùng là Tam quan – nhìn về núi Ba Vì với thiết kế mái chồng diêm 2 tầng 8 mái, hai bên là 2 cột trụ. Trong 4 ô lồng đèn đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phương. Trong chùa có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ thanh tịnh. Chùa chính được làm theo lối kiến trúc chữ Nhi, quay hướng tây, kiểu đầu hồi bít đốc, bộ mái được lợp ngói ta.

Khu chùa chính có mặt bằng kiến trúc hình chuôi vồ với Tiền đường 5 gian, lò Thiêu hương Thượng điện, được cấu thành trong một thể thống nhất liên quan chặt chẽ.

Nét nổi bật nhất của thượng điện chính là bộ tượng Tam thế ngồi trên tòa sen, gương mặt hiền từ đôn hậu, vẻ trầm tư, đôi mắt khép hờ và cánh mũi thẳng.  Đáng chú ý hơn cả là pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay. Đi liền với kiến trúc cùng hệ thống tượng trên Phật điện, còn các câu đối:

“Mười phương rường ct, cm vui ni rng ti b t bi lưu thng tích

Tam bo quy mô, tri đt núi sông xuân phong bát ngát cõi trời lành”

Di vt


Hiện vật đẹp và quý hơn cả là khám thờ gỗ sơn son thiếp vàng, trang trí tứ linh. Phía trên là đôi rồng chầu mặt nguyệt khá đẹp, mang nét chạm khắc ở cuối thế kỷ XVIII. Chùa còn quả chuông đồng “Tiên Linh tự chung” đúc ở niên hiệu Thành Thái 8 (1896).

Đc trưng


Chùa Tiên Linh không chỉ là nơi có nhiều sự tích mà còn là một di tích , có thắng cảnh đẹp trong vùng. Chùa ở vị trí cao, thoáng mát, trước chùa là cây cổ thụ mát mẻ, vườn cây ăn quả và hồ nước. Phía sau chùa là dòng sông uốn khúc, tạo ra một sự hài hòa ăn nhập giữa không gian và môi trường. Chùa Tiên Linh nằm trong một quần thể di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cùng với chùa Tự Khánh, đình chùa Đại Lan, đình Đông Phù, chùa Đông Mỹ… Chùa lại nằm gần đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho khách thập phương tới vãn cảnh bái yết.

S kin – Thành tích


  • Chùa được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tháng 4/1992.
  • Ngày 12/12/1988, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Chung Linh TựDi tích lịch sử văn hóa quốc gia
  • Năm 2017, chùa diễn ra một đợt trùng tu lớn, song vẫn giữ được phong cách nghệ thuật kiến trúc truyền thống.

Tham khảo


  • https://chonthieng.com/dia-diem/chua-tien-linh-chua-trang-thanh-tri-ha-noi
  • https://sentrang.vn/chua-tien-linh-ha-noi.html
  • http://thanhtri.hanoi.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/-/asset_publisher/HgNzlI7sMGQj/content/van-phuc-khanh-thanh-cung-tam-bao-chua-tien-linh
Chấm điểm
Chia sẻ
8. Chùa Tiên Linh (Page FB @dongtacong)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nội dung đang được cập nhật.
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.
Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *