Chùa Trùng Quán (Bảo Các Tự – Gia Lâm, Hà Nội)

Chùa Trùng Quán (Bảo Các Tự – Gia Lâm, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Tên gọi và vị trí địa lý

Chùa Trùng Quán có tên chữ là (Bảo Các tự) nằm ở vị trí 3WVJ+Q83 thuộc thôn Trùng Quán, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa cách Bưu điện Hà Nội 12,5km về phía Đông Bắc.

Kiến trúc

Tam quan được thiết kế gồm 3 cửa vòm. Cửa chính ở giữa rộng, hai cửa nhỏ hai bên. Các cửa đều được thiết kế hai tầng, tầng trên dạng phương đình hai tầng 8 mái lợp ngói đỏ, tàu mái uốn cong trang trí đầu rồng. Chính giữa nóc mái gắn tượng hổ phù nâng quầng lửa, hai đầu góc mái gắn con Kìm đầu hóa rồng, đuôi uốn cong. Tầng dưới trổ cửa vòm, hai bên có các trụ cột có đề câu đối chữ Hán.

Chùa chính có mặt bằng kiến trúc hình chữ đinh (丁) gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường gồm 5 gian được thiết kế theo kiểu tường hồi bít đốc. Mái chùa lợp toàn bộ bằng ngói di, chính giữa nóc mái gắn bức đại tự chữ Hán (Bảo Các tự) xung quanh trang trí dây lá cách điệu. Bên trên gắn đài sen nâng bánh xe luân hồi. Kết cấu kiến trúc chùa làm kiểu kèo kẻ quá giang cột trốn. Hai bên bài trí tượng Đức Ông, Thánh Tăng và Hộ Pháp. Hậu cung được kết cấu hai gian kiểu chồng diêm hai tầng mái, bít đốc kẻo kẻ quá giang, bào trơn đóng bén, không có hoa văn trang trí. Gian giữa xây bệ bê tông giật cấp bài trí các lớp tượng.

Di vật

Ngoài hệ thống tượng thờ hiện trong chùa còn lưu giữ 2 chuông đồng và các bia đá có có tên “Lưu truyền vạn đại” và “Nghiêm từ thường trú” có niên hiệu năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), hai tấm bia hai mặt có tên “Bảo Các tự” niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 4 (1708) và “Hậu Phật bị kỷ” niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (1784) và một số đồ thờ tự khác có giá trị.

Tài liệu tham khảo

Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2010), Di tích lịch sử văn hóa cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâm, tài liệu lưu hành nội bộ.

5/5 (1 bình chọn)

Hình ảnh

Chia sẻ
Trung Quan

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)