Giới thiệu
Chùa Tường Long nằm trên núi Ngọc Sơn thuộc phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng. Ngôi chùa được xây dựng ngay cạnh phế tích của tháp Tường Long khi xưa nên chùa còn có tên gọi là chùa Tháp Tường Long. Chùa Tháp Tường Long nổi tiếng nghìn năm tuổi, là địa điểm hành hương tâm linh nổi tiếng khi đến Đồ Sơn với hình ảnh ngôi chùa tháp uy nghi tráng lệ cùng ngọn tháp “ rồng vàng hạ thế” .
Lịch sử
Chùa được xây dựng trên đỉnh núi Ngọc Sơn, Chùa Tháp Tường Long như một ngọn bút vẽ lên trời xanh và phiến mực là biển cả bao la. Qua các tư liệu và dấu tích xưa, tháp Tường Long được coi là một di tích uy nghiêm thờ Phật. Bên cạnh đó, đây còn là tiền đồn đài quan sát và hành cung của các triều đại phong kiến trên vùng biển Đông Bắc của nước Đại Việt.
Tháp Tường Long (hay Tháp Đồ Sơn) được xây dựng vào thời Lý Thánh Tông. Tháp được dựng lên để thờ Phật. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc giáo.
Theo sử sách, vua Lý Thánh Tông đã ra lệnh xây chùa khi đến thăm vùng Đồ Sơn và đặt tên là Tường Long, nghĩa là Rồng tốt lành sau khi chiêm bao thấy rồng vàng trong giấc mơ. Trong vùng cũng có truyền thuyết kể rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những nơi đầu tiên tiếp nhận Phật giáo du nhập vào Việt Nam qua đường biển.
Qua các di vật tìm thấy tháp Tường Long được xây dựng cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội). Ngôi chùa ban đầu cao 45 mét và được xây dựng trên đỉnh đồi cao khoảng 100 mét so với mực nước biển, trở thành một trong những ngôi tháp cao nhất vào thời điểm hoàn thành. Trong quá khứ, Tường Long cũng được sử dụng như một tháp canh như một phần của hệ thống truyền thông tin để gửi cảnh báo đến kinh thành nếu phát hiện bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào của nước ngoài ngoài khơi.
Được xây dựng cách đây gần một nghìn năm, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu dưới triều Trần và nhà Lê.
Kiến trúc và Di vật
Chùa có khuôn viên rộng tới 2000 m2, chùa Tháp Tường Long đứng uy nghi sừng sững với các công trình hạng mục bề thế.
Cổng tam quan ngoại của chùa được thiết kế theo lối kiến trúc mở với 4 trụ cổng bằng đá đục chạm hoa văn tinh xảo. Các bậc thang nhỏ sẽ dẫn đến cổng tam quan nội bao gồm 3 cửa chính với khung bằng gỗ lim chắc chắn. Khu chính của chùa là tháp và quần thể chùa Tường Long gồm 3 Phật điện gần nhau. Mỗi chùa đều có bốn cột đá được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Phía trong và lan can là ba cửa chính và khung bằng gỗ lim. Được bố trí hài hòa với Nhà Tam Bảo, có 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn.
Đặc biệt, chuông chùa nặng 1 tấn được mô phỏng chuông chùa Vân Bản nổi tiếng của Đồ Sơn. Chiếc chuông này đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc từ sự đóng góp của hàng nghìn tăng ni, phật tử. Bên cạnh tháp là nhà văn bia và nhà che hố khảo cổ, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của du khách, khuôn viên chùa được bày trí thêm nhiều hạng mục nhỏ như: cây điều ước cạnh tháp, khu vực chụp ảnh quanh chùa, mô hình ngọn tháp Tường Long thu nhỏ,…Các công trình như tháp chuông, tháp trống, nhà La Hán cũng đang được triển khai xây dựng thêm.
Tháp Tường Long hay còn gọi là tháp Đồ Sơn, được xây dựng vào thời Lý Thánh Tông. Tháp Tường Long mang đậm nét kiến trúc của nhà Lý với nghệ thuật Phật giáo đương thời. Từ xa, tháp giống như một cây sáo, bên lòng trong rỗng và nhiều cửa sổ theo tầng, đây là nơi đặt tượng A di đà. Nhưng đến năm Gia Long thứ ba (1804), tháp bị phá hủy để lấy gạch xây thành trấn Hải Dương. Sau quá trình bị thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi tháp cổ chỉ còn tồn tại dưới dạng di chỉ khảo cổ học. Như vậy, phế tích tháp chỉ là nền tháp vuông vắn. Những viên gạch được tìm thấy đều có dòng chữ bằng tiếng Trung Quốc.
Công việc tái thiết bắt đầu vào tháng 6 năm 2008, sau 10 năm khởi công, tòa tháp đã hoàn thành vào năm 2017. Tòa tháp mới tọa lạc trên khu đất có diện tích rộng. Tất cả bốn góc của nó đều nghiêng về tâm là 190. Vỏ tháp làm bằng gạch gốm, đặc trưng của thời Lý. Các họa tiết rất tinh tế và mềm mại. Nó được xây bằng những mảnh đá và gạch có kích thước khác nhau. Bên cạnh gạch bông còn có gạch ốp trang trí hoa sen, hoa cúc, hoa chanh độc đáo.
Bên trong tháp còn trống, chỉ đặt tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen đá ở tầng một. Đây là một trong những hạng mục rất quan trọng, là “linh hồn” của tháp. Tượng được làm theo đúng kích thước, hình dáng, họa tiết của tượng Phật A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Tượng được làm bằng chất liệu ngọc lam nguyên khối với tổng kinh phí đầu tư gần 6 tỷ đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương đỏ đặc trưng. Trên tháp trang trí những hoa văn chạm khắc chi tiết như những đóa sen, đóa cúc.
Ngoài mục đích tôn giáo, tháp Tường Long còn có vai trò bảo vệ sự an nguy cho quốc gia, bởi đây là đài quan sát của cha ông xưa bảo vệ bờ cõi phía Đông Bắc của tổ quốc trước họa xâm lăng
Trải qua thời gian hàng nghìn năm, ngày nay tháp Tường Long tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Phế tích tháp chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng; những viên gạch được tìm thấy đều có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Ngôi chùa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hiện nay, ngành Văn hóa & Thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long cũ và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử phía sau chùa.
Tham khảo
- https://camnanghaiphong.vn/chua-thap-tuong-long-dia-diem-tam-linh-noi-tieng-tai-hai-phong/
- https://oancotam.com/chua-thap-tuong-long/
- https://haiphongtours.com/vi/chua-thap-tuong-long/