Chùa Viên Giác (Hội An, Quảng Nam)

Chùa Viên Giác (Hội An, Quảng Nam)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Chùa Viên Giác Hội An tọa lạc ở số 34 đường Hùng Vương, phường Cẩm Phô, Hội An. Ngôi chùa này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc chùa cổ và mang đậm các nét đặc trưng của xứ Quảng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Lịch sử hình thành

Chùa nguyên là chùa làng, chưa rõ xây dựng tự bao giờ, chỉ biết rằng được dời về địa điểm hiện nay vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Ngôi chùa hiện nay được đại trùng tu vào năm 1990. Thầy Thích Như Tịnh hiện làm Tri sự. Trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Như Điển, hiện trụ trì chùa Viên Giác ở Đức.

Kiến Trúc

Chùa Viên Giác Hội An được xây dựng dựa theo kết cấu kiến trúc xưa. Trải qua đợt đại trùng tu đầu tiên vào năm 1990, chùa Viên Giác cho đến nay vẫn luôn giữ được nguyên vẹn phong cách kiến trúc đậm nét Á Đông.
Được biết, đây là một ngôi chùa cổ và nằm trong hệ phái Bắc Tông. Kiến trúc của chùa có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa. Bên trong chùa được bài trí vô cùng đơn giản và mộc mạc. Thế nhưng, bạn cũng có thể thấy rõ được nét cổ kính, trang nghiêm bên trong. Chính giữa điện chùa là gian thờ đức phật Thích Ca, 2 bên có đặt 2 tượng thờ Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng. Ở phía trước có tượng Thích Ca sơ sinh.

Nổi bật trong khuôn viên của chùa có ngôi tháp Đẳng Quang. Ngôi tháp này đã được xây dựng từ rất lâu đời. Tháp có 3 tầng với 7 mái được lộ ngói lưu ly. Mái của chùa Viên Giác được làm theo dạng cá chép hóa rồng.

Bên trong tháp có thờ Xá lợi Phật. Hơn nữa, ở tầng hầm còn có các vật lưu niệm của những trụ trì trước đây. Ở phần tầng nền của tháp người ta phát hiện chúng có nhiều họa tiết hoa sen cách điện.

Không gian của chùa vô cùng rộng lớn, thoáng đãng. Bao quanh chùa là cây cối xanh mướt một màu. Cũng chính vì lẽ đó mà khi bước vào chùa Viên Giác bạn sẽ luôn có cảm giác thư thái, thoải mái.

Rất nhiều thông tin đã chứng thực được rằng, chùa Viên Giác là cái nôi của các cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng xưa. Chùa Viên Giác Hội An cũng chính là nơi an ủi và vỗ về nhân dân trong thời kỳ đất nước loạn lạc.

Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1992.

Tài liệu tham khảo

  • Sách “500 Danh Lam Việt Nam”, Võ Văn Tưởng, NXB Thông Tấn, Hà Nội – 2008
  • Về thăm Chùa Viên Giác Hội An – Tìm lại chốn an yên Phố cổ, https://tourdanangcity.vn/chua-vien-giac-hoi-an/
5/5 (2 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner app chỐn thiÊng 3 (60x90)