Vị trí địa lý
Ngôi Đền Giếng nằm trên đường lên Đền , Hy Cương, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lược sử
Đền Giếng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên. Tên gọi của đền do trong đền có chiếc giếng ngọc tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi dung nhan, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thuỷ, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tuôn chảy từ lòng núi Nghĩa Lĩnh. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.
Kiến trúc
Đền Giếng là một trong bốn kiến trúc chính của khu di tích đền Hùng nằm trong một không gian thiên nhiên xinh đẹp. Bên trong cổng đền cổ kính có hồ sen rộng liễu rũ ven bờ, nhiều bóng cây rợp mát cho du khách nghỉ chân và cảm nhận sự khoáng hoạt giữa thiên nhiên và không gian di tích, quên đi cái mệt mỏi sau chặng đường lên, xuống núi thấm đẫm mồ hôi. Đền Giếng là nơi có thắng cảnh vô cùng đẹp, phía trước có hồ sen, một bên là giếng Ngọc. Đến với Đền Giếng, du khách nên múc nước ở giếng lên mời uống, để mang về hoặc cũng có thể để rửa mặt. Nước trong giếng được đánh giá vô cùng mát lạnh, ngọt ngào và thích thú. Chính việc uống nước ở Giếng Ngọc này, du khách sẽ bớt được nhiều bệnh tật, giữ bỏ được nhiều phiền muộn. Soi mặt xuống giếng, ngắm nhìn quang cảnh xung quanh, nhìn thấy cổng đền cổ kính, tìm chỗ nghỉ mát rợp bóng cây giúp cho tâm hồn con người trở nên thanh tịnh hơn bao giờ hết.
Giếng Ngọc ở đây trông như một vật linh thiêng nằm ngay chính giữa trang thờ lộng lẫy, bờ đá không cao, chừng nửa mét bằng loại đá xanh cứng. Nguồn sáng tự nhiên từ trên hắt xuống, ánh sáng từ điện thờ hắt ra màu đỏ, mùi trầm hương quyện vào khiến cho ta có cảm giác một không gian huyền bí, thiêng liêng.
Vào thế kỷ XVII, đền Giếng được xây dựng, vũng nước trong ấy được xây thành một cái giếng nằm trong ngôi đền như bây giờ và được gọi là giếng Ngọc. Do địa hình giếng Ngọc có mạch tụ nước, đáy giếng là đá cứng và có nhiều sỏi nhỏ khiến cho nước giếng quanh năm trong vắt.
Những người từng viếng đền Hùng trước đây bảo rằng khi đến giếng Ngọc, du khách sẽ được người giữ đền múc nước giếng lên mời uống và thậm chí có thể dùng để rửa mặt hoặc mang về. Ai cũng bảo nước giếng ngọt, mát như được ướp lạnh. Chính vì vậy mà sự nao nức tìm đến giếng Ngọc khi đến đền Hùng càng làm cho bước chân chúng tôi khỏe hẳn lên khi đến gần đền Giếng.
___________________
Tiếng Anh (English)
The Well Temple is located on the road leading up to the Hy Cuong Temple, in Viet Tri City, Phu Tho Province. It is believed to bring sacredness to those who come seeking blessings. The name of the temple originates from a jade well where it is said that Princess Tien Dung and Princess Ngoc Hoa used to admire their beauty while accompanying their father through this area. The temple was built in the 18th century in the shape of a square citadel and is one of the four main structures of the Hung Temple complex. Inside, there is a lotus pond and many trees creating a spacious and cool environment. The Jade Well lies in front of the temple, with its water praised for its coolness and sweetness, believed to alleviate illnesses and worries. The architecture of the temple and the Jade Well creates a mysterious and sacred space.
Tiếng Trung (Chinese)
井庙位于通往胡昌寺的路上,位于富塔省越志市。据说这是一个为前来祈求祝福的人们带来神圣的地方。庙宇的名称源自一口玉井,据说这是公主Tien Dung和公主Ngoc Hoa在陪同父亲穿过这个地区时常常欣赏自己的美丽的地方。 这座庙宇建于18世纪,呈方形城堡的形状,是興國寺复杂的四个主要结构之一。 内部设有荷花池和许多树木,营造出宽敞凉爽的环境。玉井位于寺庙前面,水因其凉爽和甘甜而受到赞扬,被认为可以缓解疾病和烦恼。庙宇和玉井的建筑营造出神秘而神圣的空间。
Tiếng Pháp (French)
Le Temple du Puits est situé sur la route menant au Temple de Hy Cuong, dans la ville de Viet Tri, province de Phu Tho. On croit qu’il apporte de la sainteté à ceux qui viennent chercher des bénédictions. Le nom du temple provient d’un puits de jade où il est dit que la princesse Tien Dung et la princesse Ngoc Hoa admiraient leur beauté tout en accompagnant leur père à travers cette région. Le temple a été construit au XVIIIe siècle sous la forme d’une citadelle carrée et est l’une des quatre structures principales du complexe du temple de Hung. À l’intérieur, il y a un étang de lotus et de nombreux arbres créant un environnement spacieux et frais. Le puits de jade se trouve devant le temple, son eau est louée pour sa fraîcheur et sa douceur, réputée soulager les maladies et les soucis. L’architecture du temple et du puits de jade crée un espace mystérieux et sacré.