Đình An Thái (Việt Trì, Phú Thọ)

Đình An Thái (Việt Trì, Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Hoạt động tín ngưỡng tâm linh ở Phú Thọ như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Không chỉ vậy, mỗi năm nơi đây đón rất nhiều khách du lịch đến tham quan, dâng hương cho vua Hùng. Một địa điểm rất nổi tiếng mà bất cứ ai đến đây cũng ghé thăm – Đình An Thái. Trải bao thăng trầm, ngôi đình vẫn sừng sừng hiên ngang và trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng.

Vị trí


Đình An Thái tọa lạc tại làng An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì.

Lược sử


Đình An Thái là địa danh nổi tiếng ở ngôi làng cổ – An Thái. Ngôi làng này nằm trên địa bàn Kinh đô Văn Lang – trung tâm nước Văn Lang thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. Theo quan sát cho thấy khởi thủy ngôi đình được làm ở giữa làng, cách vị trí hiện tại khoảng 50m với kiểu dáng như hiện nay, chỉ có phần mái lợp lá cọ, xung quanh để thông thoáng, không có tường. Vào đầu thế kỷ XIX để tránh thấp trũng, lụt lội dân làng đã di dời đình tới vị trí hiện tại. Mặc dù không có ghi chép cụ thể nhưng dựa vào kiến trúc có thể thấy đình được xây dựng vào khoảng cuối TK XVIII – đầu TK XIX. Các lần trùng tu được ghi lại trên bộ khung, cụ thể:  năm Bảo Đại thứ 12 (1936), năm Canh Thìn (năm 1940), năm Kỷ Tỵ (1989)…

Kiến trúc


Có thể thấy đình An Thái cũng như bao ngôi đình khác của làng Việt thường nằm trong những chuẩn mực sau: Đình tọa lạc trên đỉnh đồi cao mà trong nhân dân còn gọi là núi Đình, nhìn theo hướng Đông. 

Khuôn viên đình truyền thống là Nghi môn tứ trụ.Trụ lớn trên đỉnh đắp 4 hình chim phượng nhìn ra 4 phía, chống đuôi vào nhau theo kiểu lá lật. Trụ nhỏ đỉnh đắp hình lân trong tư thế chầu vào. Tổng cổng khu vực này có 3 lối đi, 2 lối đi phụ 2 bên tạo kiểu cửa hình vòm, phía trên tạo 4 mái đao cong đắp giả ngói ống.    

Bố cục đình An Thái theo kiểu chữ Nhất. Gian chính giữa bên trong tạo thượng cung khám thờ cách nền 2,70m, chia làm 2 phần: Phía ngoài đặt bát hương và đồ thờ; phía trong là nơi bày 3 cỗ long ngai, bưng vách gỗ, tạo cửa bức bàn 6 cánh, ván trần thượng cung sơn son vẽ trang trí họa tiết “Lưỡng long chầu nhật”… 

Di vật


Còn rất nhiều giá trị khác được bảo tồn trong đình An Thái thể hiện trong hệ thống di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, kỹ, mỹ thuật cổ, như: Sắc phong triều Nguyễn, ngai thờ, mũ thờ, câu đối, hoành phi, án gian, lư hương đất nung và gốm Thổ Hà…

Lễ hội


Đình An Thái không những có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian thuần Việt, hệ thống cổ vật, mà còn là nơi hội tụ, trình diễn nhiều nét văn hóa phi vật thể như nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, lề thói, âm nhạc, dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… và là nơi gắn kết của cộng đồng dân làng. Hàng năm, dân làng An Thái mở 3 kỳ tiệc lệ vào các thời gian: Kỳ tiệc ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, có trình diễn Hát Xoan và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đu tiên…; kỳ tiệc ngày mùng 7 tháng Giêng, trình diễn Hát Xoan tại miếu Cấm; kỳ tiệc ngày mùng 9 tháng 9 (âm lịch), dân làng rước kiệu từ miếu Cấm về đình An Thái để tế lễ, sau đó tổ chức Hát Xoan.

Tham khảo


  • http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/dinh-an-thai-khong-gian-van-hoa-bao-ton-hat-xoan-phu-tho-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai_533.html
  • https://phutho.gov.vn/vi/le-hoi-dinh-thai
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)